Đặc trưng của hạt cà phê hạt Arabica là vị chua nhiều, thơm nồng nàn, hàm lượng cafein ít hơn Robusta được giới sành cà phê rất yêu thích đặc biệt là phái nữ vì hàm lượng cafein không quá cao gây ra hiện tượng ép tim khi không thường xuyên sử dụng cà phê.
Vùng đất Lâm Đồng được biết đến với khí hậu quanh năm mát mẻ vì có vị trí địa lý cao hơn 1500m so với mực nước biển và Phía bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có đỉnh cao 1749 mét. Dãy núi phía nam có đỉnh Đan Sê Na cao 1950 mét, đỉnh Lang Biang cao 2163 mét, Hòn Giao cao 1948 mét. phía nam hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trên đó có thành phố Đà Lạt ở độ cao 1475 mét. phía đông và nam tỉnh có cao nguyên Di Linh cao 1010 mét, địa hình khá bằng phẳng.
Đó là điều kiện hết sức lý tưởng cho sự phát triển của cây cà phê “Chè” hay có tên gọi khác là cà phê Arabica.
Hạt cà phê Arabica chia ra 2 loại chính là Arabica thường và Moka. Sở dĩ có 2 tên gọi đó vì hạt Arabica thường được trồng ở vùng thấp như Di Linh, còn Moka được trồng ở vùng đất Cầu Đất với điều kiện thổ nhưỡng tốt hơn công thêm là giống Moka cũng cao cấp hơn, khó chăm sóc hơn và tất nhiên cũng cho ra hạt cà phê chất lượng tuyệt hảo mà không nơi nào sánh được.
Chúng tôi chuyên cung cấp cà phê hạt sống, cà phê hạt chín Moka và Arabica ở Bình Dương với giá thành rất cạnh tranh và quan trọng nhất chúng tôi đảm bảo chất lượng hạt đến tận tay người tiêu dùng.
Trong trường hợp phát hiện ra loại hạt đã bán không đúng thì quý khách sẽ được hoàn tiền gấp đôi.
Đối với khách hàng nội thành TP.HCM và khu vực Bình Dương sẽ được vận chuyển miễn phí với đơn hàng trên 1 triệu / lần lấy.
Việt Nam hiện nay cả nước chỉ có khoảng 35.000 ha cà phê Arabica, tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên… Cà phê Arabica có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Trên thị trường cà phê Arabica luôn được đánh giá cao hơn vì có hương vị thơm ngon.
Cà phê Aarabica đại diện cho khoảng gần 70% các sản phẩm cà phê cao cấp trên thế giới. Arabica có nguồn gốc từ vùng cao nguyên nhiệt đới Ethiopia, Đông Phi. Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng được đánh giá cao nhất.
Ở Việt Nam, các huyện, vùng ngoại ô thành phố Đà Lạtđược coi là thiên đường cà phê Arabica với những “chỉ số vàng”, cao 1.500 m, khí hậu ôn đới mát quanh năm, nhiệt độ cực đại trong năm không vượt quá 33 độ, nhiệt độ cực tiểu 5 độ. Đây là vùng sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao nhất cả nước. Địa hình càng cao, khí hâu càng lạnh hơn, càng cho ra những hạt cà phê Arabicachất lượng tuyệt hảo.
Arabica có giá trị cao nhất Việt nam và có chất luợng hương vị sánh ngang với cà phê ngon nhất thế giới là Arabica Bourbon (Moka) được trồng tại Cầu Đất, xã Xuân Trường, Thành phố Đà Lạt.
Ngoài ra các huyện như Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Đức Trọng… cũng có thể trồng cây Arabica. Arabica Bourbon, Typica là các giống lâu đời, rất thơm ngon được trồng ở đây…
Về phía Bắc, Khí hậu lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, lượng mưa lớn, không có mùa khô rõ rệt, tạo ưu thế sinh trưởng cao cho cà phê Arabica phát triển, huyện Yên Bình thuộc Tỉnh Yên Bái, Arabica có hương vị rất tuyệt. . Về phía tây Hoàng Liên Sơn có thể xem vùng cà phê Sơn La, Điện Biên có vị trí tương tự như vùng Sao Paulo của Brasil, có khác chăng chỉ là 2 vùng cà phê nằm ở 2 phía Bắc và Nam bán cầu.
Đặc biệt cà phê Chiềng Ban, Sinh Ban, Sơn La chất lượng chỉ đứng sau cà phê Dalat. Các khách hàng quốc tế, vốn ưu chuộng Arabica đã đánh giá cao cà phê Caturra, Catuai, Cartimor ở Tây Bắc. Miền trung có Arabica xuất phát từ Khe sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị, khá độc đáo và thú vị.
Sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2016/17 dự báo tăng 2,4 triệu bao so với niên vụ trước, ước đạt 155,7 triệu bao (loại 60kg) do sản lượng cà phê Arabica tại Brazil đạt kỷ lục bù lại sản lượng cà phê Robusta giảm tại Brazil, Việt Nam và Indonesia.
Do đó, sản lượng cà phê Arabica thế giới kỳ vọng phục hồi lên 60% tổng sản lượng cà phê sau khi đạt dưới mức này trong vòng 5 năm trước. Tổng tiêu thụ cà phê thế giới dự báo đạt kỷ lục 150,8 triệu bao, khiến tồn kho cà phê cuối vụ giảm xuống mức thấp nhất 4 năm. Tổng xuất khẩu cà phê thế giới kỳ vọng giảm từ mức kỷ lục năm ngoái chủ yếu do xuất khẩu cà phê giảm từ Indonesia, Việt Nam và Brazil.
Theo đánh giá của USDA , ba nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới gồm : Brazil , Việt Nam và Indonesia sẽ giảm sản lượng cà phê Robusta mùa vụ 2016/2017 . Việt Nam có thể giảm 3 triệu bao xuống còn 27,3 triệu bao , do điều kiện thời tiết hạn hán từ tháng Giêng đến tháng 4 /2016 đã ảnh hưởng nghiêm trọng nên năng suất . Sản lượng thu hoạch giảm nên dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 850 ngàn bao , xuống còn 25,2 triệu bao và lượng tồn kho giảm 2,2 triệu bao xuống còn 3,5 triệu bao.
Sản lượng cà phê Robusta của Brazil giảm 1,2 triệu bao , xuống mức thấp kỉ lục trong vòng 7 năm trở lại đây. Nguyên nhân là do nhiệt độ cao hơn nhiệt đô trung bình hàng năm cộng với hạn hán kéo dài ở bang trồng cà phê Robusta chủ yếu của Brazil ( Espirito Santo ) đã gây ra thiếu nguồn nước tưới.
Sản lượng cà phê Robusta của Ouganda giảm đi 600 ngàn bao , xuống bằng mức của mùa vụ 2014/2015 là 3 triệu bao trong khi Bờ Biển Ngà lại tăng 100 ngàn bao lên mức 1,7 triệu bao.
Sản lượng cà phê mùa vụ 2016/2017 tăng là nhờ tăng sản lượng cà phê Arabica . Sản lượng cà phê Arabica 2016/2017 sẽ trở lại chiếm khoảng 60% sau 6 năm không đạt tỷ lệ này .
Brazil , nước sản xuất cà phê Arabica lớn nhất thế giới , sẽ đạt mức kỉ lục 43,9 triệu bao, tăng 7,8 triệu bao .
Trung Mỹ và Mexico , chiếm 15% tổng sản lượng cà phê toàn cầu, đạt 15,9 triệu bao, tăng 400 ngàn bao . Lượng cà phê xuất khẩu sẽ tăng 300 ngàn bao, đạt 13,3 triệu bao .
Colombia sẽ giảm 300 ngàn bao , đạt 13,3 triệu bao; lượng xuất khẩu ( chủ yếu đi Mỹ và Châu Âu ) giảm 100 ngàn ba, đạt 11,5 triệu bao .
Ethiopia vẫn giữ được sản lương ổn định trong 5 năm qua , duy trì ở mức 6,5 triệu bao ; xuất khẩu 3,5 triệu bao, còn lại là tiêu dùng nội địa .
Chất béo và hàm lượng đường Arabica chứa gần tới 60% là chất béo và gần như gấp đôi lượng đường so với Robusta. Yếu tố này chính là tác nhân lớn ảnh hưởng đến sự khác biệt về hương vị của hai loại cà phê.
Mùi vị cà phê Robusta có một trung tính đến phạm vi hương vị khắc nghiệt. Khi chưa rang, mùi của Robusta được mô tả là mùi đậu sống.
Arabica có một loạt hương vị rất rộng (tùy thuộc vào loại của nó), từ ngọt mềm để sắc hương thơm. Khi chưa rang, cà phê hạt Arabica có mùi như quả việt quất. mùi rang của chúng được mô tả như là nước hoa với hương của nhạc trái cây và đường.
Cà phê Robusta có vị trung tính hoặc đắng đậm chứ không chua thanh như cà phê Arabica, bởi vì tính axit trong nó thấp.
Tuy nhiên nếu bạn muốn thưởng thức có dấu hiệu của bệnh tim hoặc mới bắt đầu uống cà phê, thì bạn không nên uống cà phê Robusta nhé.
Dọc các con phố hiện nay mô hình quán cà phê nguyên chất mọc như nấm sau mưa, hình thức bố trí hao hao giống nhau: Ghế gỗ, quầy chưng cà phê hạt, cối xay cà phê. Một số quán ghi chữ bên ngoài mỗi loại cà phê ví dụ như: Cherry, Moka, Robusta, Arabica, Culi, cà phê chồn…
Thật ra, cây cà phê chỉ cho ra hai loại chính là Robusta và Arabica. Hàm lượng caffeine và mùi thơm của mỗi loại cũng khác nhau; Arabica thơm hơn nhưng hàm lượng caffeine chỉ bằng phân nửa loại kia.
Cà phê chồn là loại cà phê tạo ra với sự hỗ trợ của những chú chồn hương. Vào mùa thu hoạch cà phê, những con chồn thường đến tìm ăn hạt cà phê chín, tròn, thơm ngon. Nhưng chúng không thể tiêu hóa được nên thải ra theo cứt chồn nguyên hạt cà phê. Những hạt này vốn đã thơm ngon nay lại được tẩm thêm men tiêu hóa nên càng có hương vị tuyệt diệu, giống như các trái cây khác, quả nào được chim, chuột chọn ăn đều là quả ngon. Ngày nay, cà phê chồn chỉ còn là những hạt cà phê được tạo ra bởi chồn nuôi công nghiệp. Chồn nuôi tập trung, cho nhịn đói và thả cà phê chin vào ép ăn, ép ị…nên chất lượng cà phê chồn rõ rang không thể bằng tự nhiên được.
Cà phê Arabica có mùi thơm nồng nàn, quyến rũ và có vị chưa. Còn hạt cà phê Robusta thì có vị đậm đà, chát đắng. Để tạo ra được dòng cà phê nguyên chất ngon, theo kinh nghiệm của chúng tôi pha theo tỉ lệ 7:3 (Arabica – Robusta) cho cà phê sữa, còn cà phê đá thì ngược lại sẽ phù hợp nhất.
Vị cà phê Arabica khi kết hợp với sữa đặc có đường sẽ dậy mùi thơm hết sức quyến rũ. Xu hướng người uống cà phê sữa chỉ thích béo + thơm là được chứ không phải là dân sành điệu cà phê.
Trước hết cà phê có hai giống chính khác nhau là Robustavà Arabica. Rubusta, như cái tên nó thể hiện, rất là robusta, tức là mạnh, là nhiều cafeine, là mất ngủ nhiều. Arabica thì trái lại, ít độc hại hơn, nhưng có nhiều hương thơm (aroma). Nghệ thuật sản xuất cà phê bắt đầu từ việc lựa chọn hạt cà phê, và pha một tỷ lệ thích hợp giữa hai giống cà phê này.
Thứ hai , hạt đã được chọn phải được rang như thế nào? Người Italy khi đi sang Trung Quốc, Việt Nam, nhìn thấy các ông “nông dân” tập tọng uống cà phê rang cà phê thì giơ hai tay lên trời mà kêu trời, kêu cha, kêu mẹ. Rang cà phê trên chảo “quân dụng” nóng có rắc thêm ít bơ cho khỏi cháy thì aroma nó bay lên trời hết rồi, còn đâu cái vị ngon làm điên đảo nhân loại hàng bao nhiêu thế kỷ. Ở phương Tây, cà phê được rang trong nhà máy, bằng hệ thống toàn bộ kín khí cho đến khi hạt cà phê được rang xong và đóng vào túi cũng hút chân không, nên hương vị nó còn giữ được.
Hạt rang xong, trộn xong vẫn chưa phải là hết. Cà phê phải được xay cho đúng, không phải cho vào máy xay công nghiệp xay cho mịn là xong. Máy xay cà phê xịn, riếng lưỡi dao đã đi vài trăm USD, và cứ 3 tháng lại phải thay một lần, lại phải vi chỉnh bằng cách xay, pha, uống thử dăm lần bảy lượt nữa. Tại sao vậy? Vì bột cà phê nếu xay quá thô, thì vị cà phê sẽ nhạt, nhưng nếu xay quá mịn thì vị cà phê sẽ đắng, vì bị “cháy” trong khi pha.
Pha cà phê bằng phin kiểu mà người Việt Nam gọi là kiểu “Pháp” chỉ là cách pha cà phê hạng 3 thôi, nó du nhập được sang Việt nam đơn giản vì nó dễ, không cần kỹ thuật gì cao, mà ai cũng “nhái” theo làm phin pha cà phê cả bằng nhôm, bằng nhựa đều dùng được hết.
Cà phê hạng nhất phải pha chén nào, xay cà phê ngay chén đó. Máy nó pha bằng cách xả hơi nước qua bột cà phê nén chặt. Xì. Vài mươi giây là xong, không đắng, không chua, không quá độc hại. Mà hương vị nó ngon vô cùng.
1) Arabica: là loại café hạt hơi dài, được trồng ở độ cao trên 600m, khí hậu mát mẻ, chỉ được trồng chủ yếu ở Braxin, và chiếm tới 2/3 lượng café hiện nay trên thế giới.
Cách chế biến mới là điểm tạo ra sự khác biệt giữa Arabica va Robusta. Quả Arabica được thu hoạch, rồi lên men (ngâm nước cho nở…) rồi rửa sạch rồi sấy. Chính vì thế, vị của Arabica hơi chua, và đây cũng được coi là 1 đặc điểm cảm quan của loại café này. Vì thế, nói đến “hậu vị” của café là có thật, nhưng không phải là vị chua, mà phải chuyển từ chua sang đắng (kiểu socola ý, sau khi nuốt mới là café ngon). Người ta thường ví vị chua đó giống như khi mình ăn chanh, sẽ thấy rất chua, nhưng lập tức thấy được vị đắng của vỏ. Cách cảm nhận vị chua của café cũng như vậy.
2) Robusta: hạt nhỏ hơn arabica, và được sấy trực tiếp, chứ không phải lên men, nên vị đắng chiếm chủ yếu, loại này uống phê hơn. Được trồng ở độ cao dưới 600m, khí hậu nhiệt đới, vì thế có mặt ở nhiều nước hơn (VN chỉ trồng loại này), tổng lượng chỉ chiếm 1/3 lượng café tiêu thụ trên toàn thế giới.
Quan trọng đối với quá trình sản xuất café, tất nhiên cũng từ khâu trồng trọt, đất đai… (cái này tôi không biết nên không đi sâu) nhưng lúc chế biến thì là giai đoạn “rang”. Nhiệt độ rang café phải đạt 230-240 độ C nhằm tạo các chất thơm, tạo màu (caramel hoá). Đối với arabica, điều kiện rang không chặt chẽ như robusta vì nó qua lên men, còn bao nhiêu tính chất cảm quan sau này đều nhờ vào quá trình này cả, nên luôn yêu cầu “rang trong điều kiện trên bề mặt thoáng” . Đúng là cần đủ kín để giữ mùi nhưng không có oxy thì làm sao mà tiến hành phản ứng oxyhoá được? Còn thiết bị rang thì thường hình tròn hoặc trụ nhằm tạo điều kiện đảo trộn đều và phân bố nhiệt tốt.
Còn khi pha café, nước là loại ít can-xi nhưng chỉ đun đến khi thấy sủi tăm (khoảng 90-95 độ là tốt nhất, vì nhiệt độ cao sẽ làm bay hơi nhanh và phá vỡ các tinh dầu thơm). Độ mịn của café cũng quan trọng nhưng tuỳ theo loại mà sẽ có yêu cầu khác nhau. Về bình pha, có nhiều loại lắm, không có cái nào giống phin café ở VN cả, nhưng đa số cũng theo nguyên lý như vậy (nước ở trên, phần lọc và café ở giữa, rồi hứng café bên dưới) nhưng cũng có cái thì ngược lại (café ra ở bên trên, nước ở phía dưới) . Còn thực tế, người ta đánh giá café pha bằng máy ở nước ngoài là đạt tiêu chuẩn vì café chỉ pha 1 lần, thời gian tiếp xúc giữa nước và café rất ngắn, nhưng vì dân Châu Âu đa số dùng arabica nên café của họ nhạt và chua.
Khi pha, người ta thường pha chế theo tỷ lệ khác nhau để tạo ra “hiệu quả” khác nhau, việc đánh giá cũng thay đổi theo từng người do tác dụng kích thích của café lên mỗi người là không giống nhau. Uống vài cốc café sẽ có tác dụng tốt, nhưng chỉ cần 10g cafein cũng có thể gây chết người rồi. Uống café thì dùng thìa cũng được, cái chính là thời gian để café lưu trên lưỡi đủ để toàn bộ lưỡi cảm nhận được, còn không, thì trước khi uống, phải cho đầu lưỡi vào cốc, rồi sau đó mới uống từng ngụm nhỏ.
Trong cùng một mẻ rang, nhìn các hạt có vẻ rất giống nhau nhưng bạn có biết rằng thực tế có sự khác biệt rất lớn giữa hai loại hạt Cà phênày? Thường ngày bạn thưởng thức Cà phê chỉ có 2 loại là Arabica và Robusta. Chúng là 2 loại Cà phê được trồng đầu tiên với mục đích phục vụ nhu cầu uống của con người.
Sự khác biệt giữa 2 loại Cà phê này là gì? Điều này sẽ thực sự giúp ích cho bạn khi chọn loại Cà phê nào để thưởng thức. Hai sự khác biệt trong hương vị, điều kiện sinh trưởng và giá thành. Hạt Arabica có khuynh hướng có vị ngọt hơn, vị nhẹ hơn mang hơi hướng của đường, trái cây và dâu. Vị chua của nó cũng cao hơn với mùi rượu vang là đặc tính của Cà phê với vị chua tuyệt vời.
Cà phê Robusta mạnh mẽ hơn,hương vị chát hơn với cảm giác đọng lại sau khi uống ít hơn. Nó chứa hàm lượng caffeine gấp đôi so với hạt Cà phê Arabica và nhìn chung bị đánh giá là có chất lượng kém hơn so với hạt Arabica. Một vài loại Robusta cũng có chất lượng cao với giá trị đặc biệt khi pha chế espressos để tạo hương vị sâu và lớp Crema đẹp màu cánh dán trên bề mặt Cà phê.
Cà phê Robusta dễ sinh trưởng. Chúng có thể phát triển ở độ cao so với mực nước biển thấp hơn so với cây Cà phê Arabica và nóít bị tổn thương bởi sâu bệnh và điều kiện khí hậu. Nó cũng cho trái nhanh và nhiều hơn so với Cà phê Arabica, điều mà rất cần thiết cho mục đích sản xuất trong vài năm gần đây khi xem xét ở góc độ sản xuất phục vụ cho mục đích thương mại là chủ yếu.
Cây Cà phê Robusta có chủ yếu ở Indonesia, Việt Nam, Châu Phi và khu vực Mỹ Latin. Colombia chỉ trồng Cà phê Arabica. Vài quốc gia như Brazil và Ấn Độ sản xuất cả 2 loại này.
Sau cùng, đó là một câu hỏi là làm sao để tạo hương vị theo từng cá nhân. Một vài loại Cà phê trôn cho ra Arabica quá đậm, quá nhiều. Một số loại quá giàu Caffeine, và màu đen thô ráp của Cà phê Robusta cũng là hợp lý khi trộn Cà phê; Bạn chỉ cần nhớ rằng, Cà phê Robusta có hàm lượng caffeine gấpđôi so với Cà phê Arabica để phối trộn cho hợp lý.
Nếu bạn muốn loại bỏ bớt chất caffeine thì hãy tìm hiểu thêm về phương pháp tách lọc caffeine trong một vài viết khác của chúng tôi nằm trong góc tư vấn.
Robustas là loại giống cà phê khỏe mạnh và sinh trưởng tại những vùng đất có độ cao thấp. Thành phần của hạt Robusta chứa hàm lượng Caffeine nhiều nhất và chúng được dùng chủ yếu trong lĩnh vực Cà phê thương mại. Loại Cà phê này bạn có thể tìm thấy rất dễ dàng ở các tiệm tạp hóa.
Cà phê Arabica sinh trưởng ở những vùng đất cao hơn (Thông thường trên 1000m so với mực nước biển) với hương vị đậm đà hơn và điều đó còn tùy thuộc vào mức độ am hiểu của người thưởng thức nhưng nhìn chung thì chất lượng tốt hơn hạt Robusta nhiều.
Hầu hết các tiệm Cà phê sành điệu họ chỉ dùng hạt Arabica ngoại trừ trường hợp họ cần tạo ra loại Cà phê nguyên chất nhưng cần pha trộn với Robusta.
Do đó, với những điều nêu trên, bạn đã thấy rằng loại Cà phê tốt nhất trên thế giới vẫn là Cà phê Aabica.
Điều kỳ diệu của Cà phê khi có thể tìm thấy nó sinh trưởng trên các ngọn núi cao trên thế giới nằm trải dài trên đường xích đạo với chiều dài hơn 1000 dặm.
Tại sao Cà phê sinh trưởng trên đồi núi, cao nguyên thì tốt hơn?
Bạn biết đấy, đó thực sự là một điều thần bí, nhưng dưới đây là những lý do:
Chà, theo kinh nghiệm thì Cà phê sinh trưởng tại vùng đất cao thì hạt sẽ cứng hơn, khi hạt cứng hơn thì hương vị sẽ thơm hơn.
Hạt Cà phê chín một cách chậm chạp khi sinh trưởng trên cao đã làm cho cây Cà phê có thêm thời gian đưa thêm chất dinh dưỡng vào lõi hạt. Ồ, vâng, trước khi tôi quên là Những hạt Cà phê sinh trưởng trên núi cao được hái lượm bằng tay thủ công và chỉ đợi khi hạt chín muồi, vỏ có màu đỏ rực rỡ mà thôi.
Sản phẩm của Purecafe được chọn lựa từng hạt Cà phê nguyên liệu từ trang trại của chúng tôi. Hạt Cà phê nhân của chúng tôi được bảo quản trong lớp vỏ lụa, chỉ khi khách hàng có nhu cầu thì chúng tôi mới tiến hành bóc vỏ và rang nên mùi rất thơm & vị ngọt dịu đặc biệt.