Tiêu thụ một lượng cà phê in vừa phải khoảng 400mg hoặc tương đương với 5 ly cà phê trong một ngày có thể sẽ giúp cân bằng sức khỏe và hưởng thụ một cuộc sống năng động. Tiêu thụ một lượng cà phê in vừa phải là mối liên kết mong muốn giữa các hiệu ứng sinh lý bao gồm cả hoạt động tinh thần và thể chất.
Kể từ khi con người tim ra được loại cây cà phê có chứa chất cà phê in tự nhiên, giới khoa học thường xuyên có nhiều nhầm lẫn, tranh cãi thậm chí cả tài liệu nghiên cứu giữa ảnh hưởng và lợi ích của cà phê in mang lại cho sức khỏe.
Cà phê có một câu chuyện dài kể về quá trình xuất hiện cho đến khi được tiêu thụ một cách phổ biến. Cà phê được khám phá ra từ khoảng 1000 năm về trước tại vùng đất có tên gọi là Ethiopia. Chuyến hàng đầu tiên bán sang Châu Âu vào khoảng năm 1615. Sau đó tăng nhanh và phổ biến tại các quán cà phê từ giữa thế kỷ 17 và trở thành nơi hẹn hò, gặp gỡ lý tưởng.
Cây cà phê là loại cây bụi thường, cây xanh nhiệt đới. Hạt nằm trong lớp vỏ 3 lớp. Trái chín có màu đỏ như màu hoa Anh Đào. Khoảng hơn 50 quốc gia trồng cà phê, chủ yếu ở Nam Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Có 02 loài phổ biến nhất là cà phê Arabica và Robusta.
Cà phê được yêu thích trên toàn thế giới không chỉ bởi mùi thơm và hương vị của nó mà nó còn gây ra sự kích thích nhẹ lên cơ thể và tâm trí người dùng. Cà phê in được xác định là hợp chất tạo ra những hiệu ứng này.
Hợp chất hóa học của cà phê in
Cà phê in thuộc về gia đình của các hợp chất dị vòng được gọi là purin. Nó có tên hệ thống 3,7-dihydro-1,3,7-trimethyl-1H-purine-2,6-dione; nó còn được gọi là 1,3,7-trimethylxanthine, và 1,3,7-trimethyl-2,6-dioxo purine. 2,6-dione; it is also known as 1,3,7-trimethylxanthine, and 1,3,7-trimethyl-2,6-dioxopurine.
Cà phê in có thể được phân loại như một loại alkaloid, một thuật ngữ được sử dụng cho các chất được sản xuất như sản phẩm cuối của quá trình chuyển hóa nitơ trong một số nhà máy. Công thức hóa học là C 8 H 10 N 4 O 2. Cà phê in có khối lượng phân tử của 194,19 gram (6.85 ounces). Nó hòa tan trong nước và trong nhiều loại dung môi hữu cơ, và nó xuất hiện ở dạng tinh khiết như pha lê trắng. Cà phê in có thể được chuẩn bị bằng cách chiết xuất từ các nguồn tự nhiên hoặc bằng tổng hợp từ axit uric.
Theo nghiên cứu trên, cà phê có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh trung ương, nó đóng vai trò như một loại thuốc chống trầm cảm nhẹ bằng cách tăng cường hoạt động của hệ thống truyền dẫn thần kinh trong não với các chất serotonin, dopamine và noradrenaline.
Để đánh giá mối tương quan giữa việc tiêu thụ cà phê với nguy cơ tự tử, các nhà khoa học Đại học y tế công cộng Harvard (HSPH) đã phân tích dữ liệu của 43.599 nam giới từ năm 1988 đến năm 2008, và 73.820 phụ nữ từ năm 1992 đến 2008. Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ 1993 đến 2007, các nhà nghiên cứu cũng thực hiện thu thập thêm thông tin ở 91.005 phụ nữ.
Những người tham gia nghiên cứu sau đó được đánh giá qua một bảng hỏi về tác động của cà phê có chất caffein và cà phê khử chất caffein. Kết quả, qua nhiều loại cà phê ở mức độ caffein khác nhau, các nhà nghiên cứu ghi nhận 277 trường hợp tử vong do tự tử. Hiện việc tiêu thụ cà phê đang bị ảnh hưởng bởi nhiều nguồn cung cấp caffein khác nhau như nước giải khác, sô cô la và trà.
Ông Michel Lucas, một nhà nghiên cứu tại Khoa dinh dưỡng thuộc HSPH cho biết, khác với nhiều nghiên cứu trước, nghiên cứu lần này được thực hiện trên cả đồ uống có caffein và không caffein. Sau đó, các nhà khoa học kết luận caffein là chất có khả năng nhất cho các tác dụng bảo vệ giả định mà cụ thể là caffein từ cà phê.
Mặc dù đây là nghiên cứu chính xác và có bằng chứng rõ ràng, nhưng giới khoa học không khuyến khích người bị trầm cảm sử dụng cà phê nhiều hơn.
Cà phê Take Away, cà phê vỉa hè, cà phê giả tràn lan
Cà phê chỉ mới du nhập vào Việt Nam hơn 100 năm nay và đồn điền đầu tiên trồng cà phê trên mảnh đất chữ S này cũng chỉ mới có từ năm 1888, nhưng hiện nay Việt Nam đã là nước sản xuất và xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới và hơn nữa cà phê đã là thứ nước uống thường dùng của dân ta, có lẽ chỉ có sau nước chè.
Xét theo xu hướng tiêu dùng, trên thế giới hiện có 3 loại cà phê: Loại thứ nhất là cà phê 100% thiên nhiên, loại thứ hai là cà phê có sử dụng hương liệu. Loại này các nhãn hiệu đa quốc gia thường sản xuất. Loại thứ ba là cà phê có sử dụng hương liệu và pha độn một số thành phần khác như chocolate, ca cao, chicory, các chất thay thế cà phê khác. Nếu là một trong ba loại kể trên và nhà sản xuất công bố rõ thành phần của loại đó trên bao bì sản phẩm có thể coi đó là cà phê thật.
Vậy cà phê thế nào là giả (?) – Đó là loại cà phê công bố là cà phê nhưng tỉ lệ cà phê thấp, độn nhiều chất lạ không phải cà phê nhưng rang cháy và sử dụng các thủ đoạn để người tiêu dùng tưởng là cà phê nguyên chất. Đặc trưng của loại cà phê được coi là giả khi các nhà sản xuất, pha chế không công bố thành phần các chất độn trong cà phê thành phẩm. Còn cà phê sản xuất không đảm bảo ATVSTP thì gọi là cà phê bẩn, sử dụng các hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc để sản xuất và chế biến, pha chế cà phê là cà phê độc. Rất cay đắng, không ít quán cà phê trên cả nước hiện nay đều sử dụng loại cà phê giả, bẩn, độc này.
Ghê sợ cà phê giả, bẩn và độc
1 kg cà phê nhân rang, xay xong chỉ còn 0,7 kg, 1 kg cà phê bột nguyên chất chỉ có thể pha được 25 ly cà phê là đã rất cao tay rồi. Giá cà phê nhân khô trên thị trường giao động trong khoảng 45.000-50.000 đồng/kg, vậy giá thành tối thiểu cà phê bột phải là 100.000 đồng/kg. Giá 1 ly cà phê tối thiểu cũng phải 10.000 đồng/ly. Vậy mà trên khắp các vỉa hè TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam đang bán với giá 8.000 đồng/ly. Vậy đó là cà phê gì?
Trong một gian xưởng thấp tè, nóng hừng hực, bốn công nhân chân đất đang xả “cà phê” rang rồi xuống sàn xưởng, dùng xẻng đảo cho nguội trước khi xúc đổ vào họng máy xay. Mùi hóa chất hăng nồng bốc lên. Nhìn kỹ cái đống gọi là cà phê tôi thấy rõ chỉ khoảng 20% là hạt cà phê mà chủ yếu là hạt méo mó, hạt lép, còn chủ yếu là hạt ngô, hạt đậu nành. Những hạt này được rang cháy tẩm dầu mỡ và tinh dầu thơm mùi cà phê trông bóng loáng và thơm nức.
Cái đống gọi là cà phê trong xưởng kia có thành phần như sau: 20% cà phê xấu mua giá rẻ từ sàng sẩy ở các cơ sở xuất khẩu tại Tây Nguyên, 60% là đậu nành Campuchia, 20% ngô hạt. Hương liệu là tinh dầu hóa học cùng các loại mỡ hóa chất mua từ chợ Kim Biên. Giá thành làm ra là 35.000 đồng/kg bột, bán ra 60.000 đồng/kg. Đó là nguyên liệu chính để pha ra cái nước uống gọi là cà phê đang có mặt trên mọi nẻo đường đất nước.
Thế đấy, ngay cả uống chất độc cũng dễ trở thành một thói quen. Vẫn biết là cà phê rởm rồi, nhưng thấy thơm nhiều người cứ uống đại. Thậm chí có người uống xong thấy nôn nao cả người giống như say xe. Hóa chất trong cà phê giả ghê thật. Vậy mà thiên hạ cứ uống đều đều.
Tìm hiểu các “nhà sản xuất” cà phê giả, bẩn, độc tôi được biết các hóa chất được tẩm ướp để biến ngô đậu thành cà phê có tới 20 loại, trong đó chủ yếu có calamel tạo màu và vị ngọt, dầu ăn đông cứng, đường hóa học và tinh dầu tạo mùi thơm.
Trung tâm Nghiên cứu khoa học vì lợi ích của cộng đồng (CSPI) tại Mỹ vừa đưa ra báo cáo về nguy cơ gây ung thư của các chất tạo màu caramel thường sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Chất tạo màu caramel có công thức hóa học là 4-methylimidazole (4-MI), được tạo ra thông qua quá trình biến đổi hóa học có liên quan đến ammonia-sulfite. Độc tính của 4-MI gây ra ung thư trên chuột. Đó là caramel được phép dùng trong công nghiệp thực phẩm, còn cái thứ caramel trôi nổi mua ở chợ để chế cà phê giả là caramel chế từ gỉ đường chứa đầy độc tố, kinh khủng gấp nhiều lần so với thứ CSPI đã cảnh báo.
Mỗi một kg ngô đậu để biến thành cà phê cần tới 0,15 kg caramel. Sau khi đổ caramel khoảng 4 phút, các chủ lò rang tiếp tục rắc đường hóa học giá rẻ của Trung Quốc vào để tăng vị ngọt. Hỗn hợp trên được trộn đều để caramel khô lại. Tiếp đến, sau khi hỗn hợp trên được làm nguội, bơ công nghiệp và các loại dầu sẽ được các chuyên gia làm giả tẩm ướp. Các loại dầu ăn không mùi là phụ gia không thể thiếu. Tùy theo lò, người ta có thể dùng dầu cải, dầu dừa.
Tuy nhiên, nguy hiểm nhất trong giai đoạn này là sự có mặt của chất CNC trộn chung với các loại dầu với mục đích cô đặc hỗn hợp. Được biết, chất này là một chất hóa học dùng trong quá trình hồ vải. Khâu cuối cùng là thêm hương vị cà phê bằng tinh dầu thơm không biết là tinh dầu gì và có được phép dùng trong thực phẩm không. Đến khi pha chế, các quán cà phê thường thêm chất tạo bọt, vốn dùng trong công nghệ tẩy rửa vào cốc cà phê nữa.
Theo quy định, việc chế biến thực phẩm, thức uống sử dụng các chất như tạo màu, tạo bọt, tạo thơm… phải được sự cho phép của Bộ Y tế. Chất nào không được phép thì tuyệt đối không được cho vào. Tất cả sản phẩm đều phải công bố hàm lượng, tiêu chuẩn sản phẩm trên nhãn mác, bao bì. Trong khi đó, chất caramel, nếu được sản xuất từ đốt cháy đường thì cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư như các loại thực phẩm bị đốt cháy khác. Chất CNC, nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp, có khả năng gây ung thư vì chứa nhiều tạp chất độc hại. Ngay cả loại dùng trong thực phẩm, nếu dùng quá liều cũng độc hại.
Đăk Lăk hay Đắc Lắc (theo tiếng M’Nông dak Lak [daːk laːk] nghĩa là “hồ Lắk”, với dak nghĩa là “nước” hay “hồ”[ – Với Buôn Ma Thuột là thủ phủ tròn 111 năm lịch sử (Do chính quyền Pháp thuộc Thành lập ngày 22 tháng 11 năm 1904). Với 47 dân tộc anh em trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 1.161.533 người, thứ hai là Người Ê Đê có 298.534 người.
Không ồn ào náo nhiệt như Sài Gòn nhưng Đăk Lăkcũng có những nét đặc sắc riêng của nó. Thành phố Buôn Ma Thuột ưa nhìn và cởi mở, nơi con sông Sêrêpôk hiền hòa chảy qua và cuộc sống nơi đây thì rất đỗi yên ả.
Đắk Lắkđược xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Người Đăk Lăk bình dị nhưng không kém phong lưu. Trong đối xử với nhau, mọi người đều khoan hoà, nói năng từ tốn. Nhiệt tình, cởi mở, trung thực và bản lĩnh là những tính cách hiện hữu của người Đăk Lăk.
Tại sao mình nói như vậy vì:
Đại đa số dân ở đây là dân góp, đi vùng kinh tế mới. Họ là những con người dám rời bỏ quê hương tìm vào vùng đất xa xôi chưa hề đặt chân đến từ trước, từ bỏ một nơi an toàn để tìm về với khát vọng đổi đời, hành trang mang theo là hai bàn tay trắng, kiến thức và bản lĩnh dắt lung làm vốn dấn than vào vùng núi cao, rừng thiêng nước độc, khai hoang trồng trọt. Thử hỏi vùng đất tập hợp đại đa số những người như vậy thì có đặc biệt hay không?
Đối diện với muôn vàn khó khăn: Thổ phỉ giết người như trò chơi, thú dữ rình rập, đói kém, chính quyền yếu kém, vv và vv buộc những con người lương thiện đó phải đoàn kết, gắn bó với nhau và bảo vệ lẫn nhau như anh em một nhà.
Hầu như ai cũng biết Christopher Columbus khám phá ra Châu Mỹ vào ngày 12/10/1492 sau đó đã hình thành ra một nước Mỹ – Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thịnh vượng ngày hôm nay – Họ là tập hợp những con người dám từ bỏ quê hương, mang cả gia đình, cả niềm tin vượt Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ dương để tìm về miền đất hứa. Không phải nói quá chứ mình thấy Đăk Lăk quê hương của mình cũng có nét gần giống như vậy hehe.
Đến với quê mình, bạn sẽ không thể nào quên được điệu múa hấp dẫn và quyến rũ trong lễ trưởng thành, chúc phúc, ma chay, cưới xin, múa khiên, múa chim k’nớ, múa chim Gil, múa mời rượu, kết bạn, đuổi chim mùa lúa chín… hòa trong âm thanh rộn ràng của cồng chiêng và sự linh thiêng, sự chứng kiến của các giàng sông, giàng đất.
Ẩm thực của Đăk Lăk cũng sẽ làm bạn “Ăn xong nhớ mãi” ví dụ như: Cơm Lam, Nai rừng, Rượu Cần, Rau Rừng, Cà Đắng, Măng Le, Heo Rẫy Nướng, bơ sáp, Cà phê…
Sẽ là thiếu sót cơ bản nếu không đề cập đến: Nhà Rông, Vườn quốc gia Yok Đôn, Vườn quốc gia Chư Yang Sin, Hồ Lăk, Biệt thự vua Bảo Đại, Buôn Jun, Buôn Lê, Buôn Đôn, Thác Dray-Sap, Dray Nur, Thác Gia Long, Thác Thuỷ Tiên,Tháp Chàm Yang Prong,…
Yêu người Đăk Lăksẽ yêu luôn cái giọng nhẹ nhàng mà đầm ấm, yêu đôi mắt biết nói, yêu cái miệng hay nhoẻn cười. Yêu người Đăk Lăk là yêu cái nét duyên ngầm trong lời ăn tiếng nói, yêu cái khôn khéo mà giàu lòng trắc ẩn sâu tận trong trái tim ấm nóng của con người!
Với kinh nghiệm làm cà phê trên 15 năm, nông trại rộng lớn đủ cung ứng nguyên liệu nên chúng tôi đã cắt hầu hết các khâu trung gian là nguyên nhân chính làm đội giá thành sản phẩm khi đến tay quý khách từ 50~70%.
Bên cạnh đó, quy trình rang với công nghệ mới vô cùng hiện đại đảm bảo chất lượng đồng đều giưã các mẻ rang cũng như ít phụ thuộc vào tay nghề người thợ vì máy gần như tự động hoàn toàn.
Hãy dùng thử sản phẩm của chúng tôi để nhận ra điều khác biệt và giá trị đích thực của hạt cà phê.
Với bề dày kinh nghiệm làm cà phê trên 15 năm, chúng tôi hiểu rõ mùi vị cũng như cách làm ra ly cà phê như thế nào cho sạch, thơm, ngon.
Ngoài sản phẩm cà phê rang nguyên hạt, cà phê bột, cà phê phối trộn theo yêu cầu thì chúng tôi còn chuyên cung cấp các dòng máy rang cà phê công nghiệp, máy rang cà phêmini dành cho các quán cà phê, các phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm rang demo cho khách xem.
Khi quý khách mua máy rang cà phê của chúng tôi sẽ được hướng dẫn chi tiết cách vận hành máy cũng như cách rang cà phê sao cho ngon. Bên cạnh đó, chế độ bảo hành cực tốt vì máy được gia công tại xưởng, không phải thuê bên ngoài nên nếu có xảy ra sự cố thì đội ngũ kỹ sư lành nghề của chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ quý khách.
Xin tham khảo một số hình ảnh bên dưới.
Giá: Xin vui lòng liên hệ qua sđt: 0989.464.379 hoặc 0904.464.379 hoặc tại đây.
(TBKTSG Online) – Tháng 2-2015, trùng với tháng vui tết, trôi qua nhanh. Xuất khẩu giảm, giá ì ạch. Những điểm yếu của thị trường xuất khẩu cà phê nước ta đang lộ ra dần với các thế bí nguy hiểm. Phải chăng chủ trương ghim hàng tự nó đang gây hậu quả đáng tiếc… nên cần nghiêm túc xem lại.
Xuất khẩu giảm, giá cứ xuống
Tết Ất Mùi rơi vào tháng 2-2015, nên đã biết trước lượng xuất khẩu cà phê sẽ giảm. Ở những năm trước, giá giai đoạn này có khi giảm do thị trường biết rằng mạch xuất khẩu mặt hàng chỉ tạm thời chậm lại do chúng ta vui xuân. Tuy nhiên, năm nay không như trước, thị trường biết rằng hàng hóa khan hiếm từ lâu và lượng cà phê xuất khẩu từ nước ta có thể còn tiếp tục giảm, thế mà giá không chịu tăng.
Tổng cục Thống kê ước báo rằng trong hai tháng đầu năm 2015 Việt Nam chỉ xuất khẩu 241.300 tấn cà phê, giảm so với 323.000 tấn cùng kỳ năm 2014. Như vậy, tích lũy xuất khẩu trong 5 tháng đầu niên vụ 2014/15 chỉ đạt 536.600 tấn, giảm 66.500 tấn so với cùng kỳ niên vụ trước. Nếu như cho bình quân nhu cầu tiêu thụ cà phê Việt Nam của thế giới vẫn như cũ, chừng từ 125.000-135.000 tấn/tháng, lượng xuất khẩu bình quân trong 5 tháng đầu niên vụ này chỉ chừng 107.000 tấn.
Những năm trước, mua bán tiểu ngạch với Trung Quốc khá mạnh, có khi từ 50.000 tấn đến 100.000 tấn/năm. Tuy không lớn, sức mua này làm cho thị trường hoạt động cầm chừng lúc khó khăn. Năm nay, lượng mua bán tiểu ngạch hầu như không đáng kể do Trung Quốc phát triển mạnh cà phê tại tỉnh Vân Nam, cận biên giới Việt Nam.
Xuất khẩu giảm, giá trong tháng 2-2015 đang hướng dần về các mức thấp nhất tính từ đầu niên vụ đến nay. Nếu như mức giá đỉnh của sàn kỳ hạn đạt được vào ngày 16-2-2015 là 2.066 đô la Mỹ/tấn thì mức giá đóng cửa những ngày cuối tháng này có khi đã chạm 1.869 đô la/tấn.
Giá cà phê nguyên liệu trên thị trường nội địa có nơi chỉ còn quanh 38,5 triệu đồng/tấn, mất 0,5 triệu đồng/tấn so với cách đây 7 ngày.
Giá đóng cửa ngày giao dịch cuối tháng 2-2015 khuya hôm qua sàn kỳ hạn robusta châu Âu chốt mức 1.907 đô la/tấn. Giá kỳ hạn arabica New York còn tệ hơn, đang ở các mức thấp nhất tính từ cả năm nay. Nếu như đầu tháng 10-2014, giá kỳ hạn arabica có lúc chạm 230 xu/cân Anh (cts/lb), thì đến ngày 27-2 chỉ còn 140,80 cts/lb, mất gần 90 cts/lb tương đương với 2.000 đô la/tấn. Tất cả những gì nhặt được khi có tin hạn hán tại Brazil, nay sàn arabica rớt lại hết.
Định hướng lạc đường?
Có thể nói rằng đến nay người nghe theo tin hạn hán tại Brazil làm “thế giới thiếu hụt cà phê trầm trọng” đang bị hụt hẫng và có cảm giác như bị lừa. Chỉ một yếu tố có thể dùng để bênh vực tại sao Brazil mạnh là do đồng nội tệ Real Brazil (BRL) mất giá trầm trọng so với đồng đô la Mỹ, từ 2,25 BRL ăn 1 đô la Mỹ vào đầu tháng 9-2014 nay đã lên trên 2,90 BRL (xem biểu đồ 2). Điều này đã kích dân Brazil bán cà phê ồ ạt tạo sức ép giá xuống trên sàn kỳ hạn arabica.
Nhưng, cứ tưởng Brazil bán mạnh, các nước xuất khẩu arabica khác như Colombia chẳng hạn, sẽ chịu khó “ghìm” cương. Không, hàng vẫn chảy qua tay các nước tiêu thụ nhiều và đều đặn.
Hiện tượng này đã đưa người giữ lại hàng robusta chờ giá tăng phải phập phồng và lâm thế bí.
Giá cách biệt giữa hai sàn arabica và robusta mỗi ngày một co lại gây bất lợi cho người có hàng robusta. Trên thị trường cà phê, thông số giá cách biệt giữa hai loại rất quan trọng để người tiêu thụ quyết định mua loại nào có lợi hơn. Khi giá kỳ hạn arabica đắt hơn robusta, thông số này sẽ giãn ra. Đến ngày 26-2, thông số cách biệt giữa hai sàn (arbitrage) chỉ còn 55 cts/lb hay chừng 1.200 đô la/tấn so với 120 cts/lb ngày 8-10-2014 tương đương với 2.650 đô la/tấn (xem biểu đồ 3).
Nếu như lấy một mức cố định cho giá robusta là 2000 đô la/tấn chẳng hạn, hiện nay nếu mua arabica là 3.200 đô la/tấn, trong khi phải mua vào đầu tháng 10-2014 là 4.650 đô la/tấn. Rõ ràng khả năng nhà rang xay nay quay sang mua arabica nhiều hơn do chênh lệch ít hơn. Mức cách biệt 55 cts/lb hay 1.200 đô la/tấn tuy chưa phải là mức thấp nhất nhưng cũng đang làm hẹp dần khả năng “chạy” hàng robusta (liquidity).
Kế hoạch ghim hàng đến thời cáo chung?
Dù biết hạn hán là có thật, sao nông dân cà phê Brazil, Colombia và các nơi không giữ hàng như người mình cùng rủ nhau trữ hàng chờ giá? Đó là câu hỏi mà những người chủ trương ghim hàng chờ giá tăng tại nước ta nên trả lời nghiêm túc. Đã nhiều tháng qua, khi giá kỳ hạn robusta tăng trên 2.000-2.100 đô la/tấn, nhiều người vẫn chủ trương trữ và rủ nhau mua trữ, làm giới xuất khẩu không có hàng, để mất những cơ hội cực kỳ lớn, có khi kim ngạch xuất khẩu mất ăn cả trăm triệu đô la vì “lỡ đò”.
Một điểm yếu của kinh doanh hàng hóa trong nước là do vốn yếu, lãi suất ngân hàng cao, nên người muốn ghim hàng không giữ được lâu mà phải đem đi gá gởi cho các tay buôn trung gian ở thị trường nội địa và quốc tế.
Điều đáng lo nhất hiện nay, khi lượng hàng gởi kho đủ lớn, những nhà buôn trung gian này đang tìm mọi cách để lấy hàng giá rẻ chỉ ngang bằng 70% giá trị thực, tức mức họ đã trả tiền ứng trước.
Khi giá xuống, áp lực chốt giá bán ngăn lỗ cận kề, người gởi hàng đua nhau chốt giá bán đã ký gởi, tạo sức ép giảm mạnh trên sàn kỳ hạn… và kết quả đã rõ: thua thiệt là người gá gởi hàng và người mua hàng trữ giá cao không bán được phải đợi. Còn chủ kho mua cà phê với giá rẻ, chỉ bằng 70% giá trị thực, nhờ có tiền ứng trước. Mua rẻ, họ bán rẻ được và bán bất kỳ lúc nào.
Như vậy, kế hoạch ghim hàng không đến thời cáo chung là gì?
Moka khởi nguyên là tên của thành phố cảng Mocha ở Yemen. Quay trở lại thời xa xưa, người ta tin rằng trong chuyến đi đầy sóng gió của Giáo sĩ Marco Polo (1254-1324) từ Châu Âu đến với thế giới Ả Rập, đoàn tùy tùng của ông đã buộc phải lên bờ để tiếp thêm lương thực và nước uống tại Ṣūr (thuộc Tyre, Lebanon ngày nay), bởi thuyền của ông đã không được cung cấp đủ chỗ chứa nhiều nhu yếu phẩm trên tàu.
Trên thị trường nơi đây Polo nhận thấy một người Yemen mang cà phê từ Mocha đến bán, ông đã mua một số và trở về Châu Âu với cùng nhiều thứ hàng hóa khác. Tuy nhiên hạt cà phê Mocha vẫn chưa được biết đến rộng rãi ở Châu Âu vào thời ấy mà phải đợi cho đến thế kỷ 17
Trong khoảng năm 1595 một Giáo sỹ Dòng Tên là Pedro Páez, được cho là người đầu tiên nếm thử cái vị cà phê Mocha nổi tiếng ấy, thuật ngữ “Cà phê Mocha” liên kết với cái tên Socola và biến thành hỗn hợp Coffee-Chocolate thì đúng là một kết quả của sự ảnh hưởng từ Châu Âu, chứ người dân Mocha không trồng mà cũng chẳng nhập Socola. Nhờ vị trí đặc biệt như nằm ngay trong cái miệng của Biển Đỏ, mà thành phố cảng Mocha thời ấy nhộn nhịp bởi sự giao lưu hàng hóa, nơi ăn ở nghỉ của các đội tàu giữa các nước trong vùng Ấn độ dương – châu Á nối với Lục địa Đen.
Chúng ta đã biết giống cà phê nói chung đã theo chân của đoàn quân viễn chinh Pháp khi vào Việt Nam, vào thế kỷ 19, những nhà Nông học Pháp thời đó thật là tinh tế và nhạy bén khi họ chọn trồng giống cà phê Mocha trên những đồi núi chập chùng của Cao nguyên Lâm Viên, trong cùng một độ vĩ là 12 và độ cao cũng trong tầm 1500-1600m trên mặt biển như chính trên quê hương của hạt Mocha.
Trong suốt vĩ tuyến ngang tầm với Mocha, Yemen và Đà Lạt, Việt nam, không có một nước nào có địa hình với độ cao trong khoảng 1500-1600m để có thể trồng được cà phê Mocha.
Chúng ta thường gặp rất nhiều nơi quảng cáo bán cà phê Moka, nhưng điều trớ trêu là hỏi ngay cả người bán hạt cà phê Moka hình thù chính xác của nó ra làm sao, thì mỗi người sẽ chỉ cho chúng ta mỗi cách nhận diện khác nhau, còn người uống thì phần lớn chỉ biết cà phê Moka thơm ngon qua lời kể của những hoài niệm xưa và nghe nói nổi tiếng hơn các loại khác, chứ thực sự Moka thơm ngon ra làm sao thì có Trời mới tả cho chính xác.
Chưa nói đến hạt cà phê Moka mỗi vùng trên thế giới có thể to nhỏ, tròn méo, nhiều ít khác nhau, chỉ nói riêng tại Việt Nam thôi, thì loại cà phê này hiện còn rất ít tại Đà Lạt, nguyên nhân chính dẫn đến điều này là vì năng suất của cây Moka rất thấp, sức chống chọi với sâu bệnh kém, cành lá thì xác xơ so với loại Catimor cũng là một chủng thuộc Arabica, nhưng to khỏe cho trái nhiều. Vì thế mà người ta loại bỏ dần loại cây Moka bởi khi mà không ai trả tiền thêm cho sự tinh túy thì dĩ nhiên phải “quý hồ đa, bất quý hồ tinh” vậy.
Một số người trồng tại Đà Lạt ngày nay đã có ý thức hơn về sự bảo tồn giống cổ, họ vẫn giữ gìn và để xen cho cây Moka phát triển cùng với giống Catimor, tuy không phải tất cả đều được trả công xứng đáng cho một loài cây có năng suất thấp và dễ bị sâu bệnh này.
Với độ cao bình quân trong khoảng 1500-1600m trên mặt biển, lại nằm trong dãy vĩ độ thích hợp nhất là những điều kiện tối cần và là nơi cư ngụ lý tưởng để những cây Moka phát triển, cho ra những hạt có chất lượng thơm ngon không thua kém bất kỳ một loại cà phê có chất lượng cao nào trên thế giới.
Vào khoảng đầu năm 2000, một Công ty Nhật đã lập một dự án đầu tư cho người Nông dân để thuyết phục họ giữ lại giống cây này để cho Công ty sẽ bao tiêu độc quyền tất cả, tuy nhiên sau đó vì nhiều vấn đề mà dự án này đã không thực hiện được, xem ra cũng không dễ gì để gìn giữ của hiếm mà lịch sử và thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.
Cà phê nhân sống, bạn có thể giữ được độ tươi trong vòng hai năm, nhưng khi đã được rang lên thì độ tươi của hạt cà phê rang chỉ khoảng hai tuần. Vì vậy, bạn chỉ nên rang cà phê từng ít một hoặc mua từ nhà rang xay từng ít một, đủ để sử dụng trong một tuần hoặc hai tuần. Hạt cà phê phải được bảo quản trong những hũ kín, khi đậy nắp thì không được lọt không khí vào nữa để tránh bay hương, tránh hơi ẩm chui vào hũ đựng cà phê. Hũ đựng cà phê phải được để nơi khô ráo, không có ánh nắng, và thoáng mát. Nhiệt độ cao sẽ kích thích vi khuẩn phát triển phá hoại hương vị cà phê.
Còn nếu bạn muốn giữ độ tươi của cà phê hơn hai tuần, bạn có thể đặt hũ cà phê trong tủ lạnh. Điều kiện bắt buộc là bạn phải đảm bảo hũ cà phê thật kín, hơi ẩm trong tủ lạnh nếu lọt vào trong hũ sẽ khiến hương vị cà phê bị hư. Khi bạn đặt số lượng cà phê lớn dùng cho một tháng thì hãy chia đôi ra, một nửa đặt trong tủ lạnh, hai tuần sau hãy lấy ra sử dụng. Lưu ý tiếp theo là khi lấy cà phê ra khỏi tủ lạnh là hãy để hũ cà phê rã đông trong nhiệt độ bình thường 2-3 tiếng đồng hồ trước khi xay cà phê ra, và tốt nhất bạn nên kiểm tra xem có nước ở trong hũ cà phê hay không, nếu có thì do bạn không đậy nắp kín và hơi tủ lạnh đã vào, chất lượng cà phê sẽ không ngon và khách hàng của bạn chắc chắn sẽ thất vọng. Cuối cùng, dù được giữ trong tủ lạnh, độ tươi của hạt cà phê đã rang cũng chỉ khoảng một tháng.
Nếu quý khách cần tư vấn thêm thông tin về cách bảo quản sao cho tốt cà phê sống hoặc cà phê sau khi đã rang chín thì vui lòng liên lạc với chúng tôi tại đây.
Với kinh nghiệm trên 15 năm làm cà phê cộng với máy rang công nghệ mới bằng điện vô cùng hiện đại Chúng tôi đã tạo ra dòng cà phê sữa đậm đà, hương vị quyến rũ được mọi người thưởng thức và đánh giá cao về chất lượng cũng như độ tin cậy của cà phê nguyên chất.
Đó là niềm vui mừng của chúng tôi khi đem lại thực phẩm giải khát an toàn cho người sữ dụng.
Bên cạnh đó, dòng cà phê sữa này đã được nhiều quán cà phê tại Sài Gòn ưa chuộng vì giá cả cạnh tranh, chất lượng tốt, và phù hợp với “gu” mạnh. Tuy nhiên, nếu quý khách có nhu cầu muốn tạo “gu” riêng thì chúng tôi sẽ tư vấn, sau đó gửi mẫu cho quý khách chọn. Mùi vị sẽ giống nhau hoàn toàn vì máy rang đã tự động hóa gần như hoàn toàn, không phụ thuộc vào thợ rang qua từng mẻ.
Purecafe cũng sẽ hỗ trợ quý khách đào tạo miễn phí, nâng cao tay nghề pha chế, sử dụng các đồ chơi pha chế cà phê cho nhân viên quý khách.