Hình ảnh: Internet

Nguồn gốc cà phê Moka Cầu Đất

Moka khởi nguyên là tên của thành phố cảng Mocha ở Yemen. Quay trở lại thời xa xưa, người ta tin rằng trong chuyến đi đầy sóng gió của Giáo sĩ Marco Polo (1254-1324) từ Châu Âu đến với thế giới Ả Rập, đoàn tùy tùng của ông đã buộc phải lên bờ để tiếp thêm lương thực và nước uống tại Ṣūr (thuộc Tyre, Lebanon ngày nay), bởi thuyền của ông đã không được cung cấp đủ chỗ chứa nhiều nhu yếu phẩm trên tàu.

Trên thị trường nơi đây Polo nhận thấy một người Yemen mang cà phê từ Mocha đến bán, ông đã mua một số và trở về Châu Âu với cùng nhiều thứ hàng hóa khác. Tuy nhiên hạt cà phê Mocha vẫn chưa được biết đến rộng rãi ở Châu Âu vào thời ấy mà phải đợi cho đến thế kỷ 17

Hình ảnh: Internet
Hình ảnh: Internet

Trong khoảng năm 1595 một Giáo sỹ Dòng Tên là Pedro Páez, được cho là người đầu tiên nếm thử cái vị cà phê Mocha nổi tiếng ấy, thuật ngữ “Cà phê Mocha” liên kết với cái tên Socola và biến thành hỗn hợp Coffee-Chocolate thì đúng là một kết quả của sự ảnh hưởng từ Châu Âu, chứ người dân Mocha không trồng mà cũng chẳng nhập Socola. Nhờ vị trí đặc biệt như nằm ngay trong cái miệng của Biển Đỏ, mà thành phố cảng Mocha thời ấy nhộn nhịp bởi sự giao lưu hàng hóa, nơi ăn ở nghỉ của các đội tàu giữa các nước trong vùng Ấn độ dương – châu Á nối với Lục địa Đen.

Chúng ta đã biết giống cà phê nói chung đã theo chân của đoàn quân viễn chinh Pháp khi vào Việt Nam, vào thế kỷ 19, những nhà Nông học Pháp thời đó thật là tinh tế và nhạy bén khi họ chọn trồng giống cà phê Mocha trên những đồi núi chập chùng của Cao nguyên Lâm Viên, trong cùng một độ vĩ là 12 và độ cao cũng trong tầm 1500-1600m trên mặt biển như  chính trên quê hương của hạt Mocha.

Trong suốt vĩ tuyến ngang tầm với Mocha, Yemen và Đà Lạt, Việt nam, không có một nước nào có địa hình với độ cao trong khoảng 1500-1600m để có thể trồng được cà phê Mocha.

Hình ảnh: Internet
Hình ảnh: Internet

Chúng ta thường gặp rất nhiều nơi quảng cáo bán cà phê Moka, nhưng điều trớ trêu là hỏi ngay cả người bán hạt cà phê Moka hình thù chính xác của nó ra làm sao, thì mỗi người sẽ chỉ cho chúng ta mỗi cách nhận diện khác nhau, còn người uống thì phần lớn chỉ biết cà phê Moka thơm ngon qua lời kể của những hoài niệm xưa và nghe nói nổi tiếng hơn các loại khác, chứ thực sự Moka thơm ngon ra làm sao thì có Trời mới tả cho chính xác.

Chưa nói đến hạt cà phê Moka mỗi vùng trên thế giới có thể to nhỏ, tròn méo, nhiều ít khác nhau, chỉ nói riêng tại Việt Nam thôi, thì loại cà phê này hiện còn rất ít tại Đà Lạt, nguyên nhân chính dẫn đến điều này là vì năng suất của cây Moka rất thấp, sức chống chọi với sâu bệnh kém, cành lá thì xác xơ so với loại Catimor cũng là một chủng thuộc Arabica, nhưng to khỏe cho trái nhiều. Vì thế mà người ta loại bỏ dần loại cây Moka bởi khi mà không ai trả tiền thêm cho sự tinh túy thì dĩ nhiên phải “quý hồ đa, bất quý hồ tinh” vậy.

Moka
Moka

Một số người trồng tại Đà Lạt ngày nay đã có ý thức hơn về sự bảo tồn giống cổ, họ vẫn giữ gìn và để xen cho cây Moka phát triển cùng với giống Catimor, tuy không phải tất cả đều được trả công xứng đáng cho một loài cây có năng suất thấp và dễ bị sâu bệnh này.

Với độ cao bình quân trong khoảng 1500-1600m trên mặt biển, lại nằm trong dãy vĩ độ thích hợp nhất là những điều kiện tối cần và là nơi cư ngụ lý tưởng để những cây Moka phát triển, cho ra những hạt có chất lượng thơm ngon không thua kém bất kỳ một loại cà phê có chất lượng cao nào trên thế giới.

Vào khoảng đầu năm 2000, một Công ty Nhật đã lập một dự án đầu tư cho người Nông dân để thuyết phục họ giữ lại giống cây này để cho Công ty sẽ bao tiêu độc quyền tất cả, tuy nhiên sau đó vì nhiều vấn đề mà dự án này đã không thực hiện được, xem ra cũng không dễ gì để gìn giữ của hiếm mà lịch sử và thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.

Cà phê sữa
Cà phê sữa

Sưu tầm và tổng hợp: Xuân Đức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>