Tag Archives: Cà phê và sức khỏe

Tỉ lệ vàng pha cà phê

Văn hóa uống cà phê theo vùng miền

Ly cà phê phin đã trở nên rất quen thuộc với người Việt Nam chúng ta, hình ảnh đó được hình thành từ xa xưa khi người Pháp sang đô hộ và mang theo văn hóa uống cà phê vào Việt Nam. Lâu dần đã thay đổi để cho phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền.

[divider]

Xem thêm: Cách phân biệt cà phê thật, chuyên cung cấp cà phê hạt, chuyên cung cấp cà phê sống, bán máy rang cà phê

Ví dụ như cà phê miền bắc phải sánh và ấm nóng để uống trong mùa đông giá rét, kèm theo đó là bình trà bắc nhâm nhi tráng miệng.

Ai đã từng sống ở các tình bắc bộ thì không lạ lẫm gì hình ảnh xôm tụ trên bàn cà phê, điếu thuốc lào, bình trà đặc, tám đủ thứ chuyện trong lúc họp mặt, nhàn nông.

cà phê trà nóng
cà phê trà nóng

Còn miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn khi bạn gọi bất kỳ loại cà phê nào đều có kèm theo ly trà đá đi kèm nên  uống cà phê đá, cà phê sữa đá đã ăn sâu vào thói quen và trở thành nét đặc trưng của Miền Nam.

cà phê đá Sài Gòn
cà phê sữa đá Sài Gòn

Để nói cà phê ngon hay không ngon thực sự là một định nghĩa không rõ ràng. Cà phê đắng nhưng vẫn được cho là ngon vì đó là tiêu chuẩn chung, hình thành từ thói quen người sử dụng đưa ra. Vậy đặt vấn đề ngược lại, bản chất của cà phê thật không thể sánh, dẻo, béo ngậy được nhưng vì lâu ngày uống cà phê pha tạp chất hoặc tạp chất trộn hóa chất nên người tiêu dùng trở nên quen thuộc với mùi cà phê giả, họ định nghĩa đó là ngon. Khác cái mùi giả tạo đó thì gọi là không ngon, cà phê giảo.

Thực ra việc pha cà phê có một tiêu chuẩn vàng và được áp dụng rộng rãi trên thế giới :17.42 nước/1 cà phê

Tỉ lệ vàng pha cà phê
Tỉ lệ vàng pha cà phê

Nếu pha theo tỉ lệ này thì sẽ cho ra một loại đồ uống thơm dịu dàng, đắng nhẹ ở đầu lưỡi và ngọt ngào ở cuống lưỡi tuy nhiên không phải loại cà phê nào cũng làm được mà phải được chọn lựa kỹ càng từ khâu thu hoạch, sơ chế, tinh chế, rang, dụng cụ pha chế, người pha chế phải hoàn hảo. Tại vì khi có một trong những nhân tố vừa liệt kê không đảm bảo thì mùi vị cà phê sẽ thể hiện ngay khi uống. Cho nên cà phê giả, cà phê tạp đương nhiên là không làm được rồi.

[facebook][tweet][Google][pinterest][follow id="Username" ]

[feed url="http://highlandcoffee.com.vn/may-rang/" number="3" ]

Posted by bmt

Hạt cà phê

Mua bán cà phê hạt

Tôi là nhà rang xay mua bán cà phê hạt tại ĐAKLAK và có chi nhánh tại Tp. HCM. Xin chia sẻ với bạn đọc những kiến thức và kỹ năng cơ bản để phân biệt cà phê nguyên chất và cà phê đã bị pha độn. Mong rằng những kỹ năng này sẽ giúp các bạn được ít nhiều khi lựa chọn cà phê. Nhằm đảm bảo cho sức khỏe và quyền lợi của mình đồng thời góp phần đẩy lùi kiểu cà phê trộn hóa chất và pha tạp.

[divider]

Đọc thêm: Cung cấp máy rang cà phê công nghiệp, cung cấp cà phê hạt

Sau khi đọc thông tin này, bạn có thể mua thử luôn loại cà phê nguyên chất (đến các nhà rang xay cà phê kêu họ cân hạt nguyên đã rang, xay và đóng gói luôn tại chỗ cho bạn, bạn nên đứng ở vị trí có thể QUAN SÁT ĐƯỢC quá trình họ có độn linh tinh vào xay không nhé). Đồng thời nếu muốn so sánh thì bạn cứ ra các siêu thị hay cửa hàng tạp hóa mua lấy vài bịch cà phê “có thương hiệu” đang bán trên thị trường. Bạn sẽ rõ sự thật. Một sự thật mà bạn phải giật mình, dù là cà phê “có thương hiệu” đi chăng nữa khi pha ra nước có mầu đen sì và mùi hương liệu nồng nặc.

Màu cà phê giả
Màu cà phê giả

Tại sao có tình trạng cà phê hóa chất dẫn đến nhiều hậu quả tai hại về sức khỏe cho người tiêu dùng, làm lệch lạch văn hóa thưởng thức cà phê? Lỗi ở cả người uống cà phê và kẻ làm cà phê mất lương tâm và đạo đức. Người uống cà phê từ lâu đã có thói quen và quan niệm rằng cà phê đá phải đắng ngắt, đen sì còn cà phê sữa phải đặc sánh, giọt cà phê phải ôm vào viên đá và béo ngậy mới ngon. Xin thưa rằng cà phê chỉ là một loại đồ uống, được làm từ hạt cà phê có chứa chất cafein có tác dụng làm tỉnh táo đầu óc và minh mẫn mà thôi.

FB_IMG_1454897352349

Chính những người được gọi là “sành cà phê” tự thấy thích thú với ly cà phê đen đặc, sánh, quện. Cà phê nguyên chất đâu có những đặc điểm ấy. Quan điểm uống cà phê đặc hơn, đen hơn, sánh hơn thì đồng nghĩa với “sành” cà phê hơn đã bị những kẻ làm cà phê bẩn lợi dụng.

Hãy làm người tiêu dùng thông thái và sử dụng đúng chức năng của từng loại đồ uống.

Hạt cà phê
Hạt cà phê
Cà phê pha máy
Cà phê pha máy

[facebook][tweet][Google][pinterest][follow id="Username" ]

[feed url="http://highlandcoffee.com.vn/may-rang/" number="4" ]

Posted by Bmt

 

Tuoi nhot cho rau muong

Dân Việt ăn cá urê, nhai rau dầu nhớt, uống chè phân lân

Dân Việt ăn cá urê, nhai rau dầu nhớt, uống chè phân lân

Rau muống “uống” nhớt thải

 

Tuoi nhot cho rau muong
Tuoi nhot cho rau muong

Thường thì, trồng rau muống chỉ cần 3 tuần là cho thu hoạch. Nhưng, nhìn những vựa rau xanh mơn mởn trên địa bàn phường Thạnh Xuân (quận 12, TP.HCM), không ai ngờ rằng lại được tưới một thứ phân bón lạ lùng: nhớt thải.

Chất lỏng này được mua ở tiệm sửa xe, về pha cùng nước rửa chén. Người dân múc dung dịch này bằng ca nhựa, đổ thẳng vào các luống rau.

 

Ướp cá bằng phân đạm cho tươi

Ure
Ure – Phân đạm

Lênh đênh trên biển cả tháng, thậm chí vài tháng mới về, vậy làm thế nào để tôm cá đánh bắt được có thể tươi lâu trong khi các nguyên liệu để ướp (đá cây) không có nhiều?

Từ nhiều năm nay, bà con ngư dân đã nghĩ ra một cách vô cùng dễ, đó là ướp cá bằng đạm u rê, vừa tiết kiệm chi phí vận tải, vừa giữ cá không bị vi khuẩn xâm nhập nên độ tươi lâu hơn.

Cách làm dễ cho bà con lại vô cùng độc hại với sức khỏe con người. Bởi, cá ướp cả tháng cùng với phân đạm đã “ngấm kỹ”, khi lên bờ, các đầu nậu “tráng” thêm một lớp đạm u-rê khác nên mức độ độc hại sẽ tăng thêm nhiều lần.

 

Không dễ để có thể phân biệt được đâu là cá sạch, đâu là cá ướp urê?

 

Trộn phân lân, xi măng, bùn… vào chè

Dân sấy chè gọi thông số chênh lệch giữa chè khô và chè tươi là tỷ lệ K. Thông thường, để có được một kg chè khô cần tới 4-5 kg chè tươi. Nhưng với “công nghệ bẩn” hiện tại, các lò sấy chè ở Hàm Yên chỉ cần chưa đầy 3kg chè tươi là đã “đủ đô” cho một kg chè khô. Ông Thắng cũng không ngần ngại khẳng định: “Chẳng có gì khó hiểu, dân sấy chè trong vùng sử dụng xi măng, phân bón trộn vào vừa tăng trọng lượng vừa “làm đẹp” cho chè. Tôi biết vì nhìn thấy trực tiếp họ làm và bản thân gia đình có con em làm công nhân của công ty này tiết lộ”.
Sự khác biệt của chè bẩn
Để chứng minh sản phẩm của công nghệ sản xuất chè bẩn bẩn đến mức nào, ông Thắng làm một thí nghiệm. Hai nhúm chè chừng 5g cho vào hai cốc khác nhau rồi đổ nước sôi vào pha. Cốc chè bẩn có nước đục như nước xi măng, đáy cốc đọng lại cặn có thể vón thành cục. Còn bã chè sờ bằng tay thấy sạn lổm nhổm, lật đi lật lại có màu đen sì như bị cháy. “Nhìn thế này có ai dám uống không”.

Chè Bắc bẩn
Chè Bắc bẩn

Cũng theo ông Thắng, chuyện làm chè bẩn ở đây bắt đầu từ những năm 2007, khi cơn sốt “chế biến” chè vàng với công thức “chè + bùn đất” đem lại lợi nhuận lớn cho các chủ cơ sở. Lâu dần thành lệ, cứ độ từ tháng 5 đến tháng 7, các chủ lò lại gom chè tươi chế biến thành chè bẩn kiếm lời. “Lời lãi thì kinh khủng lắm. Nếu đủ chè, đủ máy có thể giàu lên từ làm chè bẩn chứ chẳng chơi”.
Để chứng minh nhận định “lãi kinh khủng” của mình ông Thắng phân tích: Một tạ chè tươi có giá 300 ngàn, nếu không cho phụ gia vào mà sản xuất theo kiểu thông thường thì chỉ được chừng 18,5 kg chè khô. Lợi nhuận chỉ được khoảng 100 ngàn. Nếu làm đúng công nghệ sạch này thì có lẽ chẳng gia đình nào đầu tư máy móc làm gì. Trong khi đó, cũng một tạ chè tươi nếu cho thêm chất phụ gia vào như cách làm phổ biến hiện nay ở các chủ lò sấy sẽ chế được hơn 30 kg chè khô. Nhân với giá thị trường tầm 28 ngàn/kg sẽ được gần 800 ngàn, lãi ròng 500 ngàn nên chả trách dân cứ lao vào.

Cong nghe che bien che
Cong nghe che bien che

“Đầu vào” của công nghệ sản xuất chè bẩn cũng cực kỳ đơn giản. Một máy vò và trộn chè, một máy quay tổng cộng hết khoảng 5 triệu đồng đã được xem là đầy đủ. Mỗi bộ máy như thế có công suất tầm 2 tạ chè/ngày, có thể mang lại cho gia chủ khoản lãi lên đến 2 triệu đồng.
Vậy lượng chè bẩn này đi đâu? Ông Thắng bảo rằng ở Thái Hòa có một cơ sở chuyên thu gom tất cả các loại chè trong dân. Đó là cơ sở mà ông trưởng thôn Lũng Khê cứ thì thụt cảm ơn. Vào vụ chè như hiện nay, bình quân cứ hai ngày thì cơ sở này xuất đi Trung Quốc một xe chừng 20-25 tấn chè khô.

Vì hám lợi, người dân vùng chè Tuyên Quang cách đây 7-8 năm đã nghĩ ra cách làm “kinh khủng”, sẵn sàng cho các hợp chất như phân lân, bột đá, xi măng, bùn… vào chè theo đơn đặt hàng của các thương lái.

 

Thương lái đã “xui” họ, trong quá trình chế biến chè nên cho ít phân kali, xi măng để chè xanh mượt, muốn chè vàng thì cho ít bùn.

 

Thức ăn nuôi gà trộn bột nhuộm vải

 

Hóa chất nhuộm màu vàng da cho gà
Hóa chất nhuộm màu vàng da cho gà

“Chỉ cần hòa một chút bột bằng đầu ngón tay này vào nước sôi cho mau tan rồi để nguội cũng đủ biến hàng nghìn con gà thịt thành da vàng óng, nhìn rất bắt mắt”.

 

Cái chất mà ông chủ cửa hàng trên phố Hàng Hòm (Hà Nội), mời mọc còn được gọi là vàng ô – loại chất màu chuyên dùng làm ve quét tường trong xây dựng hoặc sử dụng để nhuộm màu vải. Chất này còn được công ty chăn nuôi sử dụng để pha trộn vào các loại thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm.

 

Những gói vàng ô và vàng sắt dễ dàng mua được trên phố Hàng Hòm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) – ảnh giadinh.net

Năm 2015, chất vàng ô gây xôn xao dư luận khi cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện, thu giữ hàng chục tấn vàng ô cất trong kho các công ty chăn nuôi, chứng tỏ nó đã được sử dụng từ lâu và thường xuyên.

 

Trong khi đó, đây là một loại chất cấm tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, dù liều lượng ở mức ít hay thậm chí là cực ít, bởi nó có tính chất cực độc, có khả năng gây ung thư cực cao ở động vật và đặc biệt là ở con người.

 

http://m.vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/285402/dan-viet-an-ca-ure-rau-dau-nhot-uong-che-phan-lan.html

 

Cappuccino

Hình ảnh đẹp của cappuccino

Cappuccino gốc từ capucin là bộ quần áo màu nâu đặc trưng cho dòng tu khất sĩ Phanxicô (Franciscan) theo tên của thánh Francis xứ Assisi thế kỷ 13 – người sống hòa hợp với thiên nhiên và muốn cải cách phong tục giáo hội xa hoa thời đó bằng lý tưởng sống nghèo khó và rao giảng phúc âm thân thiện với mọi tầng lớp bình dân. Thoạt tiên, cappuccino được pha với sô cô la nóng và đặc cùng kem tươi. Sau 1820, bột sô cô la được sáng chế nên được thêm vào dưới dạng những mảnh nhỏ trên kem tươi. Ba thể loại cà phê, sô cô la nóng, và bọt kem tươi tạo ra màu áo nâu của dòng tu phanxicô với những mảnh sô cô la phủ trên kem tươi thành hình chóp giống như mũ chụp đầu của các tu sĩ này. Thánh Phanxicô rất được dân chúng yêu quý nên thức uống này càng thêm thân thiết.

Purecafe.com.vn
Purecafe.com.vn
Cappuccino
Cappuccino

Máy pha espresso hiện đại được Achille Gaggia phát minh ở Milano năm 1945 và lan ra khắp châu Âu, Mỹ. Văn nghệ sĩ thế hệ Beat (beatnik) như Allen Ginsburg và Jack Kerouac rất ưa chuộng thức uống này. Ngày nay, với sự phổ cập toàn cầu, espresso và cappuccino đã trở thành thế giới ngữ và đưa văn hóa Ý tỏa khắp toàn cầu.

 

Cappuccino
Cappuccino

 

 

Cappuccino
Cappuccino

Nguồn tin: Internet

 

 

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên

Thuốc kháng sinh không phải là thần dược

Bác sĩ với đơn thuốc không kháng sinh

Trẻ bị chảy mũi, ho, tiêu chảy, viêm kết mạc… nguyên nhân là do virus, không cần uống kháng sinh mà chỉ chữa triệu chứng ho thì dùng thuốc long đờm, giảm ho; hạ sốt khi cần.

Là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam viết sách về kháng sinh, quan điểm của phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội là “chỉ dùng kháng sinh khi thực sự cần thiết”. Ông được nhiều người biết đến với thế mạnh trong việc điều trị các bệnh lý đường hô hấp, hen và kháng sinh. Một điều dễ nhận thấy trong những đơn thuốc của vị bác sĩ này là rất ít có sự xuất hiện của thuốc kháng sinh.

“Kê thuốc kháng sinh cho trẻ thì dễ và ‘nhàn’ hơn cho bác sĩ rất nhiều nhưng với trẻ lại không tốt”, bác sĩ Dũng chia sẻ. Với thâm niên hơn 30 năm làm việc trong lĩnh vực nhi khoa, ông nhận thấy với bệnh viêm phổi, vũ khí cứu trẻ chính là kháng sinh. Tuy nhiên, nó cũng dẫn tới hệ quả rất nghiêm trọng và vô cùng nguy hiểm khác là lạm dụng kháng sinh.

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc kê đơn kháng sinh. Đầu tiên theo phó giáo sư Dũng là do bản thân người nhà bệnh nhân yêu cầu được dùng kháng sinh. Nhiều người coi kháng sinh là thuốc trị “bách bệnh”: đau họng, sốt, sổ mũi… đều nghĩ ngay đến việc dùng nó. Bên cạnh đó, người thầy thuốc do thời gian thăm khám quá ít dẫn đến chẩn đoán không chắc chắn hoặc không có đủ thời gian để giải thích cho gia đình vì sao không cần dùng kháng sinh.

bac-si-voi-don-thuoc-khong-khang-sinh
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Ảnh: N.P.

Thực tế, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra kết luận nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus thì việc dùng kháng sinh không có tác dụng giúp bệnh nhanh thoái lui hơn mà còn khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, thậm chí có thể dẫn đến tiêu chảy kéo dài, dị ứng…

Bệnh đường hô hấp rất hay gặp ở trẻ nhỏ, trong đó tác nhân gây bệnh chính là do virus, chiếm khoảng 2/3. Vì thế, việc của người thầy thuốc là phải chẩn đoán chính xác đó là bệnh gì, thuộc loại nhiễm trùng hay không nhiễm trùng? Nếu do nhiễm trùng thì do vi khuẩn hay siêu vi khuẩn. Ví dụ cùng sốt nhưng có thể do nhiễm virus, không cần dùng kháng sinh. Nhưng nếu viêm phổi, viêm đường tiết niệu… thì bắt buộc phải dùng kháng sinh.

“Trẻ bị ho cũng không nhất nhất phải uống kháng sinh, nhiều trường hợp chỉ cần dùng các thuốc điều trị triệu chứng bệnh lại nhanh khỏi. Ho thì dùng thuốc long đờm, giảm ho hoặc khi chảy mũi, tắc mũi thì dùng nước muối sinh lý, thuốc co mạch, kháng histamin. Nếu sốt và đau họng thì uống pracetamol và nghỉ ngơi, uống nhiều nước…”, phó giáo sư Dũng nhấn mạnh.

Theo ông, tác nhân gây viêm mũi họng ở trẻ có thể là virus, vi khuẩn. Các bác sĩ hoàn toàn có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm để phân biệt bệnh do virus hay do vi khuẩn (70-80% là do virus). Nếu là do virus, người bệnh có thể có các biểu hiện như: viêm kết mạc, chảy mũi, ho, tiêu chảy, ban dạng virus… Còn nếu do vi khuẩn, các triệu chứng thường gặp là: sốt trên 38,5 độ C, sưng đau hạch cổ, đau đầu, nốt xuất huyết ở vòm, đau bụng, khởi bệnh đột ngột (dưới 12 giờ), chất xuất tiết ở họng, amidan…

Với trẻ mắc viêm tai giữa, trong một số trường hợp có thể phải dùng kháng sinh như trẻ dưới 6 tháng; trẻ 6 tháng đến 2 tuổi nếu chẩn đoán chắc chắn hoặc chẩn đoán không chắc chắn nhưng bệnh nặng; trẻ trên 2 tuổi có chẩn đoán chắc chắn và bệnh nặng. Các trường hợp khác chỉ điều trị triệu chứng và theo dõi sau 2 ngày nếu bệnh không đỡ mới dùng kháng sinh. Quan trọng là giữ vệ sinh mũi họng, có trường hợp hút mũi không cũng khỏi, nguyên tắc mũi sạch thì tai khô.

“Các bằng chứng so sánh lâm sàng cho thấy, 60% số bệnh nhân viêm xoang kéo dài trên 10 ngày mới là do nhiễm vi khuẩn. Viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ phần nhiều không do nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn hô hấp trên không xác định vị trí, viêm phế quản cấp ở những cơ thể trước đây khỏe mạnh thì chủ yếu là do virus. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều này hoặc biết nhưng vẫn dùng kháng sinh, ngay cả với bác sĩ’, phó giáo sư Dũng nhấn mạnh.

Theo chuyên gia này, nhiều bà mẹ quá tin tưởng vào việc dùng thuốc kháng sinh mà không biết được những hiểm họa đặng sau đó, nó có rất nhiều tác dụng phụ khác nhau. Tác dụng phụ đầu tiên mà tất cả thầy thuốc cũng phải sợ là dị ứng. Dị ứng có thể gây sốc phản vệ, diễn ra vô cùng nhanh và có thể gây chết người ngay mà không thể tiên đoán trước được. Ngay cả với dị ứng chậm cũng vô cùng nguy hiểm, nó dẫn tới tình trạng nhiễm độc kháng sinh nặng và dẫn đến tử vong sau 1-2 tuần. Tác dụng phụ thứ hai là tiêu chảy – đây là tác dụng hay gặp nhất.

Tác dụng phụ thứ ba ít người biết đến là dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc. Tình trạng kháng kháng sinh sẽ dẫn tới việc kháng sinh không còn có tác dụng trong quá trình điều trị. Bản thân phó giáo sư Dũng đã gặp rất nhiều trường hợp trẻ bệnh trở nặng, thậm chí tử vong mà nguyên nhân là do lạm dụng kháng sinh.

“Có nhiều trẻ bị viêm phổi nặng, chúng tôi đã thay hết các loại kháng sinh tốt từ cũ đến mới nhưng vẫn không có tác dụng, bệnh nhân tử vong vì tất cả kháng sinh đều bị vi khuẩn nhờn thuốc kháng lại. Ngoài ra cũng có nhiều trẻ bị tác dụng phụ do lạm dụng kháng sinh là tiêu chảy, chữa đến 2-3 tháng mới cầm được không hề hiếm. Kháng sinh được ví như “của để dành” để dùng trong những trường hợp thực sự nguy cấp vì thế không nên lạm dụng nó”, phó giáo sư Dũng chia sẻ.

Theo Vnexpress

Tây Du Ký 1986

Tại sao Đường Tăng bất tài mà làm lãnh đạo?

Thế hệ đầu 9x trở về sau chắc không còn ai xa lạ gì với bộ phim Tây Du Ký nhỉ?

Đặc biệt là các bạn sinh vào thập niên 198x. Mình vẫn còn nhớ cảm giác háo hức chờ đợi mỗi tối mùa hè khi VTV chiếu lại bộ phim này, xem xong rồi lại bàn tán sôi nổi xem sang năm có chiếu lại nữa hay không? một chút kỷ niệm tuổi thơ còn lại trong thời kỳ khó khăn thiếu thốn của chúng mình.

Trong phim Tây Du Ký có rất nhiều bài học để đời có thể kể đến qua các câu hỏi như: Ông phật tổ nhìn xa ngàn dặm như vậy nhưng lại không thấy tôi tớ đứng bên cạnh nhận đút lót cái chén vàng của Đường Tăng, tại sao Bát Giới luôn được Đường Tăng tin cậy, … Ở bài viết này mình đề cập đến góc độ: “Tại sao Đường Tăng bất tài lại làm lãnh đạo?

  1. Niềm tin tối cao 

    Cái đầu tiên mà Đường Tăng có mà Tôn Ngộ Không không có đó là niềm tin tối cao.Đường Tăng luôn tiến về phía trước bằng niềm tin cao nhất của mình, dù có hi sinh tính mạng không từ bỏ, nhưng Ngộ Không thì không thể. Anh ta năng lực tốt, nhưng không kiên định vào mục tiêu của mình, nhiều lần đánh trống bỏ dùi. Người không có niềm tin, sẽ khiến người khác không tin theo và mất đi động lực, khi gặp phải khó khăn thì dễ dàng chùn bước, người lãnh đạo một khi khiếp đảm, lùi bước rồi, thì đoàn đội anh ta cũng tan vỡ theo. Với những người không có đủ niềm tin tối cao cũng không được, chỉ trông vào lợi ích cá nhân, biết mình không biết người thì chỉ khiến người khác bỏ mình mà đi.

    Giống như Tống Giang trong Thủy hử truyện, là một người không có niềm tin tối cao, cuối cùng bị chiêu an, mà cái lý tưởng cao nhất của ông ta cũng chỉ có vậy, vì thế mà hại chết cả đồng đội của mình.

    Tây Du Ký 1986
    Tây Du Ký 1986
    1. ‘Vô Dụng’ cũng là tài sản quý giá của một người lãnh đạo
      Cái thứ 2 mà Đường Tăng có mà Tôn Ngộ Không không có chính là ‘Vô Dụng’.Đường Tăng vô dụng như vậy nên ông ta mới thích người có bản lĩnh, mới có thể bao dung những khuyết điểm của người khác (cũng vì như vậy nên phần lớn những chuyên gia kỹ thuật không làm nổi ông chủ), và mới tìm được ba đồ đệ tài ba bảo hộ mình. Nếu như Đường Tăng cũng thần thông quảng đại, thì Tôn Ngộ Không sẽ không tình nguyện theo ông ta rồi.

      Cũng chính vì Đường Tăng vô dụng mà Tôn Ngộ Không mới có đất dụng võ, mới khiến anh ta có thể thể hiện được hết giá trị của mình.Cứ xem Tôn Ngộ Không dù năng lực có mạnh như vậy, nhưng đám đồ tử đồ tôn của anh ta ở Hoa quả sơn, cũng chỉ toàn là lũ vô dụng (thùng cơm), không một ai được việc gì. Vì bản lĩnh của anh ta quá lớn, anh ta mới xem thường khả năng của người khác, vậy là những người có năng lực cũng không thích cùng anh ta. Bản thân là kẻ mạnh, nhưng đoàn đội của anh ta lại trở thành một lũ vô dụng.

      Nhiều công ty, xí nghiệp đều có một ông chủ vô cùng giỏi giang, nhưng lại dẫn dắt một đoàn quân vô dụng. Lúc đầu khởi nghiệp, vì sinh tồn, mà bắt buộc phải như vậy để tồn tại, nhưng một khi vấn đề sống còn (sinh tồn) được giải quyết rồi, thì lẽ ra những ông chủ này phải suy nghĩ xem làm thế nào để tạo cơ hội cho những nhân viên tự phát huy khả năng của mình, đồng thời tìm kiếm để bù đắp những công nhân mình còn thiếu, chứ không phải là phàm việc gì cũng tự mình nhúng tay làm (sự tất cung thân), thậm chí ở lĩnh vực chuyên môn không hiểu cũng cứ giả vờ là hiểu.

      Như thế một mặt làm mình mệt mỏi đứt hơi, tối mũi tối mắt lo ứng phó, thì tự nhiên còn đâu con đường phát triển. Mặt khác nhân viên của mình cũng bị ‘lùn hóa’ thành ‘công cụ làm việc’ (tay chân); sự phát triển của công ty đi đến chỗ nút thắt cổ bình. Nhiều ông chủ cho rằng chỉ dựa nhân viên thì không được, không thể yên tâm, nếu công ty chỉ dựa vào một mình Tôn Ngộ Không, ngộ nhỡ anh ta không tốt, thì biết thế nào. Khà khà, sao không niệm chú cho vòng kim cô thắt chặt vào? Phải xây dựng một chế độ chính sách để ràng buộc người tài – điều này nhất định không được quên.

    2

    1. Nhân đức Cái thứ ba mà Đường Tăng có, Tôn Ngộ Không không có là ‘nhân đức’.

      Vì có lòng nhân đức nên Đường Tăng thương hại cả tính mạng của yêu quái, như thế cũng sẽ không biết so đo với thuộc hạ của mình, sẽ không phạt hay trừ tiền công của họ, không ức hiếp họ phải tăng ca, không thực hiện ‘tẩy não giáo dục’, không lợi dụng họ gánh thay trách nhiệm pháp luật, che chắn bản thân khi gặp nguy hiểm,…Đường Tăng mặc dù lợi dụng ba đồ đệ bảo hộ mình, nhưng lại tuyệt đối không có ý bóc lột mà lại dẫn dắt họ cùng nhau nỗ lực, cùng nhau trưởng thành, cùng nhau thành công. Sau cùng, ba đồ đệ của Đường Tăng cũng đều đạt được thành tựu .

      Đường Tăng không giống như Triệu Khuông Dẫn ‘chén rượu tước binh quyền’ hoặc là ‘chim trời chết, chó săn cũng thịt’. Còn với Tôn Ngộ Không thì ý thức này của anh ta kém xa sư phụ của mình, sau này khi là ‘đấu chiến thắng Phật rồi’, nhưng bầy quân của anh ta ở Hoa quả sơn cũng vẫn chỉ là bầy khỉ hoang mà thôi.

      Ở Nhật Bản có một công ty, họ mời bố của nhân viên đến công ty ngồi tọa đàm với các quản lý. Ông chủ công ty nói với toàn bộ quản lý, khi các vị không biết phải đối đãi thế nào với những nhân viên dưới quyền của mình, thì hãy nghĩ lại ngày hôm nay, những ông bố của nhân viên mình đã gửi gắm con của họ cho các vị, là mong các vị có thể giáo dục họ trưởng thành, dẫn dắt họ đi đến thành công. Các vị phải nghĩ xem bản thân mình đã xứng với sự ủy thác đó chưa?

      4. Mối quan hệ

      Cái thứ tư Đường Tăng có mà Tôn Ngộ Không không có đó là ‘mối quan hệ’ (nhân tố quan hệ).

      Kiếp trước của Đường Tăng đã là đệ tử của Phật thích ca mâu ni, còn Tôn Ngộ Không chỉ là một con khỉ đá do trời đất sinh ra không mảy may có một mối quan hệ dây dưa nào. Mặc dù anh ta có bái một vị sư phụ, nhưng lại kém cái quan hệ với với các sư huynh đệ đồng môn, sau cùng lại còn bị sư phụ đuổi xuống núi (tống cổ), kết anh em với Ngưu Ma Vương, nhưng sau rồi cũng lại phản, là hàng xóm với Đông Hải Long Vương vậy mà còn cướp đoạt đồ nhà người ta, cùng là đồng sự (đồng nghiệp) với Nhị Lang thần và các quan tướng khác ở thiên đình nhưng chẳng tôn trọng nể mặt người khác (làm mất mặt đồng nghiệp). Cuối cùng lại còn gây đại náo thiên cung, ‘đá đít’ nhiều người. Cuốn sách ‘Ai che lưng cho bạn’ cũng đã nói cấm có sai, ở Việt Nam ta nhất quan hệ rồi nhì mới đến tiền tệ có lẽ cũng là cái quy luật này.

      Tóm lại, mối quan hệ xã hội của TNK rất không tốt. Đường Tăng thì không giống như vậy. Ông nhìn thấy thần tiên đều rập đầu bái lạy, cũng không có một kẻ thù nào. Ông không những là đệ tử của Như Lai, lại còn là ngự đệ của vua Đường Lý Thế Dân. Mối quan hệ cao cấp ở cả hai giới người và thần đều có, quan hệ không những tốt mà còn là quan hệ ở cấp cao, quan hệ thông thiên. Người như vậy thì làm ông chủ sẽ thuận buồn xuôi gió. Xã hội là do con người cấu thành, quả đất này nếu không có con người, thì tất cả sự giàu có, tất cả vật chất đều không có ý nghĩa gì hết. Con người là nguồn tài nguyên bản chất nhất thế giới này, là sáng tạo của mọi tài sản. Là một ông chủ, về đối ngoại phải biết tạo dựng những mối quan hệ (nguồn quan hệ), đối nội phải biết sáng tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao (nhân tài).

      Tóm lại, Đường Tăng hơn Tôn Ngộ Không những thứ gì ? ĐÓ LÀ NIỀM TIN TỐI CAO, ‘SỰ VÔ DỤNG’, TRÁI TIM NHÂN ĐỨC và HỆ THỐNG QUAN HỆ XÃ HỘI TỐT.

      Vì thế Đường Tăng có thể làm lãnh đạo, có thể lãnh đạo được Tôn Ngộ Không. Dù Tôn Ngộ Không trong mắt chúng ta là một anh hùng, nhưng anh ta lại không thể tự mình làm nên sự nghiệp vĩ đại, anh ta cần thiết phải dựa vào Đường Tăng dẫn dắt mình. Với ý nghĩa này, Đường Tăng mới là một anh hùng, ít nhất cũng là anh hùng mà những ai làm ông chủ thực sự sùng bái.

    Nguồn: stardaily

     

 

Nguồn internet

Bức ảnh đánh giá tâm lý của bạn

Chú ý, Bạn hãy thử nhìn tấm ảnh bên dưới. Liệu đó chỉ là những vệt đen trắng lẫn lộn không rõ ràng hay là gì khác?

Nguồn internet
Nguồn internet

Tiếp đến, hãy nhìn bức hình dưới đây. Bạn có nhìn thấy hình ảnh của em bé hiện ra từ những vệt đen trắng?

Nguồn Internet
Nguồn Internet

Theo Metro, việc nhìn ra em bé trong bức ảnh đầu tiên chứng tỏ bạn có thể bị ảo giác và có khả năng gặp rối loạn tâm lý.

Trong một nghiên cứu của Đại học Cardiff và Cambridge (Anh), 18 tình nguyện viên có vấn đề tâm lý và 16 người bình thường được yêu cầu trả lời họ thấy gì sau khi xem các bức ảnh đen trắng không rõ ràng tương tự tấm hình trên. Kết quả, nhóm có vấn đề tâm lý thường xuyên nhìn ra hình người.

Tuy vậy, các nhà khoa học cho rằng bạn không cần lo lắng nếu nhìn ra hình em bé bởi đây cũng có thể là dấu hiệu tốt cho thấy não bộ đang cố gắng lý giải và gán ý nghĩa cho thế giới xung quanh.

Theo Vnexpress

 

Bánh ngon với cà phê

CÁCH LÀM BÁNH CÀ PHÊ CỰC KỲ NGON VÀ DỄ LÀM

NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH CÀ PHÊ

-500ml sữa tươi không đường
-Đường cát
-450ml Cafe nguyên chất pha loãng
-1 muỗng cafe bột rau câu, 6 muỗng Cafe bột gelatine

Bánh ngon với cà phê
Bánh ngon với cà phê

CÁCH LÀM BÁNH CÀ PHÊ

Bước 1:
Cho cà phê đã pha loãng vào nồi, thêm 3 muỗng canh đường (hoặc ngọt nhạt tuỳ khẩu vị) và 1 muỗng cafe bột rau câu, ngâm trong 5 phút.

Bước 2:
Bắc nồi lên bếp đun với lửa vừa cho đến khi rau câu và đường tan thì tắt bếp, đổ ra khuôn để nguội.

Bước 3:
Cho 2 muỗng cà phê bột gelatine vào chén nhỏ, thêm 1 muỗng canh nước để cho gelatine tan trong 5 phút.

Bước 4 :
Cho sữa tươi và 2 muỗng canh đường vào nồi, bắt lên bếp nấu đến khi tan đường thì cho hỗn hợp bột gelatine đã ngâm vào nồi, khuấy cho đến khi đường và bột gelatine tan hẳn thì tắt bếp.

Để nguội bớt rồi chia đều hỗn hợp vào ly, đến khi nguội hẳn thì cất vào ngăn mát tủ lạnh cho đến khi hỗn hợp đông đặc.

Bước 5:
Lặp lại thao tác cho 3 muỗng cà phê bột gelatine vào một chén nhỏ, pha với 1 muỗng canh nước ngâm trong 5 phút.

Bước 6:
Cho 200ml sữa tươi và 150ml cà phê pha loãng vào nồi, thêm 3 muỗng canh đường bắt lên bếp nấu cho tan đường thì cho chén gelatine đã ngâm vào, khuấy đến khi tan hẳn, tắt bếp để nguội.

Lấy ly đã có 1 lớp sữa từ tủ lạnh ra, chế thêm hỗn hợp cà phê sữa vào, để nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh đến khi đông.

Bước 7:
Lấy phần rau câu cà phê đã đông đặc ra, cắt nhỏ thành từng miếng vuông khoảng 1cm.

Rải lên bề mặt của cà phê đã đông là có thể dùng được.

Hình ảnh: internet
Hình ảnh: internet

Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin xin vui lòng để lại comment hoặc gửi email cho chúng tôi theo địa chỉ bên dưới để được tư vấn chi tiết hơn.

http://purecafe.com.vn/contact.html

Posted by Xuan Duc

Tranh Đông Hồ

Ca dao tục ngữ hay về cách ăn uống

Một số câu ca dao, tục ngữ về cách ăn uống ông bà ta để lại:

Cơm tẻ mẹ ruột.
Đói thì thèm thịt thèm xôi
Hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường.

Ăn chậm, nhai kỹ, no lâu
Ăn nhanh, chóng đói, lại đau dạ dày.

“Muốn cho ngũ tạng được yên
Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau”

Tham thực, cực thân
Ăn bớt bát, nói bớt nhời
Bớt ăn mấy miếng nhịn thèm hơn đau…

Hay ăn thì lú
Hay ngủ thì ngu.

Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

Ăn cơm không rau như đau không thuốc

Ăn cơm có canh như tu hành có bạn

Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy
Ăn cơm với cáy thì ngáy o o…

Ăn đầy bụng ỉa đầy bồ

Ăn được ngủ được là tiên
Ăn ngủ không được là tiền vứt đi

Ăn thịt bò không tỏi
Như ăn gỏi không rau mơ

Ăn tôm cấu đầu
Ăn trầu nhả bã

Trời mưa cho ướt lá dừa
Cho tươi luống cải cho vừa lòng em.
Cho em hái đọt rau dền,
Nấu tô canh ngọt dâng lên mẹ già.
Bồng em đi dạo vườn cà,
Cà non chấm mắm, cà già làm dưa.
Chồng chê thì mặc chồng chê,
Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ.

Nhà em có vại cà đầy
Có ao rau muống, có đầy chĩnh tương.
Dầu không mỹ vị cao lương
Trên thờ cha mẹ, dưới nhường anh em.
Một nhà vui vẻ êm đềm,
Đói no tuỳ cảnh, không thèm luỵ ai.

Tôm rằn lột bỏ đuôi
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già.
Ba tiền một khứa cá buôi
Cũng mua cho được để nuôi mẹ già.

Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông bí, nấu chè hột sen.

Bậu câu cá bống, ngắt đầu kho tiêu
Kho tiêu, kho mở, kho hành
Kho ba lượng thịt để dành cho em ăn.

Sống thì cua nướng, ốc lùi
Chết cũng nên đời, ăn những miếng ngon.

Sáng ngày bồ dục chấm chanh
Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chầy.

Chim, gà, cá, lợn, cành cau
Mùa nào thức ấy, giữ mầu nhà quê.

Mua thịt thì chọn miếng mông
Lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi

Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

Mua bầu xem cuống
Mua rau xem lá
Mua cá xem mang
Mua cua xem càng.

Con gà tục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi,
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng giềng.

Cá không ăn muối cá ươn.
Con cưỡng cha mẹ tram đường con hư

Thịt đầy canh không hành không ngon.

Cái cò, cái vạc, cái nông
Ba con cùng béo, vặt lông con nào?
Vặt lông con vạc cho tao
Hành, răm, mắm muối bỏ vào mà thuôn.

Rau cải nấu với cá rô
Gừng thêm một lát, cho cô giữ chồng.

Mâm cốm kẽo kẹt mâm hồng
Bát bịt, mâm đồng kẽo kẹt một nơi
Mâm thịt kẽo với mâm xôi
Thịt bùi, xôi dẽo kẽo nơi bà già
Cùi dừa kẽo kẹt bánh đa
Cái dĩa thịt gà kẽo kẹt lá chanh.
Nồi cơm kẽo với nồi canh
Quả bí trên nhành kẽo với tôm he
Bánh tráng kẽo với nước chè (trà)…
Cơm nắm ăn với thịt dim
Vừa bùi vừa dẻo lại thêm mặn mà.

Sữa bò

Sữa là gì?

Sữa không phải chỉ là sữa. Sữa của mọi loài động vật có vú là riêng biệt và được tiết ra theo các yêu cầu của loài đó. Ví dụ, sữa bò giàu protein hơn sữa người rất nhiều. Giàu hơn ba đến bốn lần. Lượng muối khoáng trong đó cao hơn 5-7 lần. Tuy vậy, nó lại rất thiếu các axits béo thiết yếu so với sữa mẹ. Sữa mẹ có lượng axit béo thiết yếu cao hơn sáu đến mười lần, đặc biệt là axit linoleic. (Nhân tiện nói luôn, sữa bò phân lập không có chút axit linoleic nào). Sữa bò rõ ràng là không được thiết kế cho người.

Sữa là một chất tiết ra trong thời kì cho con bú, một chất dinh dưỡng ngắn hạn cho trẻ sơ sinh. Không hơn, không kém. Với bất kì loài động vật có vú nào, con mẹ cung cấp sữa trong một thời gian ngắn ngay sau khi sinh. Khi đến lúc “cai sữa”, con con được chuyển sang những thức ăn thích hợp với loài đó. Một ví dụ quen thuộc là con chó. Chó mẹ cho con bú khoảng vài tuần và sau đó đẩy chúng ra và thay vào đó dạy chúng ăn thức ăn đặc. Dĩ nhiên là những động vật sống trong tự nhiên không thể tiếp tục uống sữa sau thời kì cai sữa.

Có phải mọi sữa đều giống nhau không?

Rồi đến vấn đề chúng ta lấy sữa chúng ta vẫn uống từ đâu. Chúng ta dùng bò vì bản tính ngoan ngoãn, kích cỡ to lớn và nguồn sữa dồi dào của nó. Sự lựa chọn này có vẻ “bình thường”, được ủng hộ bởi thiên nhiên, nền văn hóa và thói quen của chúng ta. Nhưng nó có tự nhiên không? Uống sữa của một loài khác có phải là điều khôn ngoan không?

Thử tưởng tượng một chút, nếu có thể, uống sữa của một loài động vật có vú khác hơn là con bò, ví dụ như con chuột. Hay bạn có thể thích sữa của con chó hơn. Hay có thể sữa ngựa hay sữa mèo. Bạn hiểu ý tôi chứ? Tôi không bảo bạn uống thật mà chỉ muốn chỉ ra rằng sữa người là để cho trẻ sơ sinh, sữa chó để cho chó con, sữa bò để cho con bê, sữa mèo để cho mèo con và cứ thế. Rõ ràng đây là cách thiên nhiên định ra như vậy. Hãy sử dụng khả năng xét đoán của bạn ở đây một chút.

Thức ăn không phải chỉ là thức ăn và sữa không phải chỉ là sữa. Không phải chỉ có số lượng thức ăn phù hợp mà còn cả thành phần thức ăn phù hợp mới đưa đến sức khỏe và sự phát triển tốt nhất. Các nhà sinh hóa học và sinh lý học – nhưng rất hiếm khi các bác sĩ – đang dần nhận ra rằng thức ăn là yếu tố rất quan trọng để mỗi loài phát triển những đặc tính riêng của chúng.

Rõ ràng đặc tính riêng của loài người là hệ thần kinh phát triển ở mức cao và khả năng điều khiển cơ bắp tinh tế. Chúng ta không cần khung xương đồ sộ hay những bộ cơ khổng lồ như con bò. Thử nghĩ về sự khác nhau giữa những gì đôi tay người làm và những gì chân bò làm. Trẻ sơ sinh cần những nguyên liệu thiết yếu để phát triển não bộ, tủy sống và dây thần kinh của chúng.

Sữa mẹ có thể làm tăng trí thông minh được không? Dường như là có. Trong một nghiên cứu đặc biệt đáng chú ý xuất bản trong tạp chí Lancet trong năm 1992 (số 339, trang 261-264), một nhóm nghiên cứu người Anh chia ngẫu nhiên một số trẻ sơ sinh thiếu tháng thành hai nhóm. Một nhóm uống sữa công thức và nhóm kia uống sữa mẹ. Cả hai nhóm đều uống qua ống thông vào dạ dày. Những đứa trẻ này được theo dõi trong 10 năm sau đó. Trong trắc nghiệm trí thông minh, những đứa trẻ uống sữa mẹ có chỉ số IQ trung bình cao hơn 10 điểm ! Tại sao lại không nhỉ ? Tại sao nguyên liệu đúng đắn cho sự phát triển và trưởng thành của bộ não lại không có tác dụng tích cực ?

Trong tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ (American Journal of Clinical Nutrition) (1982), Ralph Holman mô tả một đứa trẻ sơ sinh mắc phải một căn bệnh thần kinh trầm trọng khi được nuôi chỉ bằng dung dịch truyền tĩnh mạch. Dung dịch này chỉ chứa một trong các axit béo thiết yếu là axit linoleic. Khi axit còn lại, axit alpha linoleic được đưa vào dung dịch truyền, chứng rối loạn thần kinh đó biến mất.

Cũng trong tạp chí đó năm năm sau, Bjerve, Mostad và Thoresen ở Na Uy phát hiện tình trạng y hệt ở các bệnh nhân người lớn sống trong thời gian dài qua ống thông vào dạ dày.

Năm 1930, bác sĩ G.O. Burr ở bang Minnesota, Mỹ khi thực nghiệm với chuột đã phát hiện ra sự thiếu hụt axit linoleic gây ra nhiều hội chứng rối loạn. Tại sao tôi lại nhắc đến điều này ở đây ? Đến những năm đầu của thập kỷ 1960, các bác sĩ nhi khoa phát hiện ra tổn thương ở da của những đứa trẻ uống sữa công thức không có axit linoleic. Nhớ lại nghiên cứu trước, họ cho thêm axit linoleic vào sữa và chữa khỏi rối loạn đó. Các axit béo thiết yếu đúng là thiết yếu, và sữa bò rất thiếu chúng so với sữa mẹ.

Vâng, nhưng ít nhất sữa bò là tinh khiết
Có phải vậy không ? Năm mươi năm trước một con bò sản xuất trung bình 1000 lít sữa một năm. Ngày nay, những nhà sản xuất hàng đầu cho ra hơn 20.000 lít ! Họ làm thế nào ? Thuốc, thuốc kháng sinh, hormone, nhồi ăn và nhân giống đặc biệt. Họ làm thế đấy.

Sự tấn công công nghệ cao mới nhất vào con bò khốn khổ là hormone tăng trưởng bò, viết tắt là BGH. Thứ thuốc làm từ công nghệ biến đổi gen này nghe nói là kích thích khả năng sản xuất sữa và theo nhà sản xuất Monsanto thì không ảnh hưởng đến thịt và sữa. Có ba nhà sản xuất khác : Upjohn, Eli Lilly và American Cyanamid Company. Dĩ nhiên là chưa từng có nghiên cứu dài hạn nào về ảnh hưởng của hormone lên những người uống sữa. Nhiều nước khác ngoài Mỹ đã cấm BGH vì lo ngại về sự an toàn. Một trong những vấn đề với việc cho thêm các phân tử lạ vào cơ thể bò sữa là những phân tử đó thường đi ra trong sữa. Tôi không biết bạn cảm thấy thế nào nhưng tôi không muốn thử nghiệm hấp thụ một hormone tăng trưởng vào người. Một vấn đề có liên quan là nó làm tăng đáng kể (50% đến 70%) tỷ lệ viêm vú ở bò. Những con bò đó lại được chữa bằng kháng sinh và dư lượng kháng sinh xuất hiện trong sữa. Có vẻ công chúng không thoải mái lắm với sản phẩm này và trong một cuộc khảo sát, 43% cảm thấy hormone tăng trưởng trong sữa là một nguy cơ về sức khỏe. Vì lý do đó, một phó giám đốc phụ trách quan hệ công chúng ở Monsanto phản đối việc ghi nhãn bởi vì ghi nhãn sẽ tạo ra một ‘sự phân biệt giả tạo’.

Vú bò bị viêm chảy máu mủ, kháng sinh, hormon...
Vú bò bị viêm chảy máu mủ, kháng sinh, hormon…

Bất cứ động vật cho con bú nào cũng thải chất độc trong cơ thể qua sữa của nó. Chất độc ở đây bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, hóa chất và hormone. Và tất cả sữa bò đều chứa máu ! Các thanh tra an toàn thực phẩm chỉ có nhiệm vụ giữ nó ở dưới một giới hạn nhất định. Bạn có thể thấy sợ hãi khi biết rằng Bộ Nông nghiệp Mỹ cho phép sữa chứa 1 đến 1,5 triệu tế bào máu trắng trên một ml. Nếu bạn chưa biết thì tôi xin lỗi vì phải nói với bạn rằng một cách gọi khác của tế bào máu trắng là mủ. Vậy đó. Sữa là tinh khiết hay là một dung dịch hóa chất, vi khuẩn và các sản phẩm sinh học ? Và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) có bảo vệ bạn không ? Văn phòng Thống kê Mỹ (GAO) cho chúng ta biết FDA và chính quyền các bang không bảo vệ công chúng khỏi dư lượng thuốc trong sữa. Họ chỉ kiểm tra 4 trong số 82 loại dược phẩm có trong sữa bò.

Như bạn có thể hình dung, phát ngôn viên của ngành công nghiệp sữa vẫn tuyên bố nó tuyệt đối an toàn. Jerome Kozak nói ‘Tôi vẫn nghĩ rằng sữa là sản phẩm an toàn nhất mà chúng ta có.’

Những nhà quan sát ít thiên vị hơn đã phát hiện ra điều sau đây: 38% mẫu sữa trong 10 thành phố bị nhiễm thuốc sulfa hay một loại kháng sinh khác. (Đây là từ Trung tâm Khoa học vì Lợi ích Cộng đồng và tạp chí Phố Wall (The Wall Street Journal) 29/12/1989) Một nghiên cứu tương tự ở Washington DC phát hiện tỷ lệ nhiễm thuốc là 20% (Nutrition Action Healthletter, 4/1990).

Điều gì đang xảy ra ở đây ? Khi FDA kiểm tra sữa, họ hầu như không phát hiện vấn đề gì. Tuy nhiên, họ sử dụng những tiêu chuẩn rất lỏng lẻo. Khi họ dùng cùng một tiêu chí, số liệu FDA cho thấy 51% số mẫu sữa có dấu vết dược phẩm.

Một chủ đề khó chịu cần thảo luận thêm là có vẻ như các con bò sữa liên tục bị nhiễm trùng quanh vú và cần chữa trị bằng kháng sinh. Một bài báo từ Pháp cho chúng ta biết khi một con bò dùng penicillin, penicillin xuất hiện trong 4 trong 7 mẫu sữa được vắt. Một nghiên cứu khác từ trường Đại học Nevada, Reno cho biết có những tế bào lạ trong sữa của những con bò bị viêm vú. Một phân tích cẩn thận đã được tiến hành trên những tế bào này sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến. Bạn có biết kết luận là gì không ? Nếu con bò bị viêm vú, sẽ có mủ trong sữa. Xin lỗi, nó ở cả trong các nghiên cứu, chỉ có điều được che giấu sau những thuật ngữ chuyên môn.

Chú thích: Còn một đoạn dài trong nguyên bản đề cập đến rất nhiều vấn đề khác trong sữa bò. Do thời gian hạn hẹp, tôi không dịch đoạn đó mà đi thẳng tới phần sau.

Được rồi, vậy sữa bò có lợi ích gì ?
Liệu có bất cứ lý do sức khỏe nào khiến một người lớn cần uống sữa bò không ?

Rất khó để tôi có thể tìm ra thậm chí một lý do chính đáng ngoài sở thích cá nhân. Nhưng theo tôi, nếu bạn cố tìm, hai cái sau sẽ là những lý do tốt nhất : sữa là nguồn cung cấp canxi và nó là nguồn cung cấp axit amin (protein).

Hãy xem xét canxi trước. Tại sao chúng ta lại quan tâm đến canxi. Hiển nhiên là chúng ta muốn phát triển khung xương mạnh và phòng tránh chứng loãng xương. Và đúng là sữa chứa đầy canxi, không chút nghi ngờ nào về điểm đó. Nhưng đó có phải là một nguồn canxi tốt cho người không ? Tôi không nghĩ thế và có lý do của nó. Hấp thụ quá nhiều sản phẩm sữa trên thực tế cản trở việc hấp thụ canxi. Lượng protein dư thừa trong sữa là một nguyên nhân chính cho vấn đề loãng xương. Bác sĩ Hegsted ở Anh đã viết trong nhiều năm về phân bố địa lý của chứng loãng xương. Có vẻ những nước tiêu thụ sản phẩm sữa nhiều nhất bao giờ cũng là những nước với tỷ lệ loãng xương cao nhất. Ông cảm thấy sữa là một nguyên nhân cho chứng loãng xương. Vì những lý do sau.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mức độ hấp thụ canxi và đặc biệt là uống bổ sung canxi từ thuốc không có chút ảnh hưởng gì đến sự phát triển của chứng loãng xương. Bài báo quan trọng nhất về vấn đề này xuất hiện gần đây trong Tạp chí Y học Anh (British Journal of Medicine) nơi mà cánh tay dài của ngành công nghiệp sữa Mỹ không với tới. Một nghiên cứu khác ở Mỹ trên thực tế cho thấy cân bằng canxi trở nên xấu đi ở những phụ nữ hậu mãn kinh uống 200 ml sữa bò mỗi ngày (Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ, (American Journal of Clinical Nutrition) 1985). Ảnh hưởng của hormone, giới tính, trọng lượng trên những xương chính và đặc biệt là lượng protein hấp thụ đều rất quan trọng. Một lưu ý khác có thể có ích cho phân tích của chúng ta là sự vắng mặt của bất cứ tài liệu nào về sự thiếu hụt canxi trong những người sống với một chế độ ăn tự nhiên không có sữa.

Để tìm ra chìa khóa cho câu đố về chứng loãng xương, đừng nhìn vào canxi, hãy nhìn vào protein. Thử xem hai nhóm đối lập sau. Những người Eskimo ăn rất nhiều protein, ước tính 25% tổng số calorie. Họ cũng hấp thụ canxi rất nhiều : 2500 mg mỗi ngày. Tỷ lệ loãng xương của họ ở trong nhóm tồi tệ nhất trên thế giới. Nhóm còn lại là những người Bantus ở Nam Phi. Lượng protein họ hấp thụ chỉ chiếm 12% tổng số calorie, chủ yếu là từ thực vật, và chỉ 200-350 mg canxi mỗi ngày, khoảng một nửa lượng canxi trung bình của một người phụ nữ Mỹ. Những người phụ nữ Bantus hầu như không biết đến loãng xương mặc dù có đến 6 đứa con hay nhiều hơn nữa và cho chúng bú trong thời gian dài. Khi những người phụ nữ châu Phi này nhập cư vào Mỹ, họ có phát triển chứng loãng xương không ? Câu trả lời là có, nhưng không nhiều như phụ nữ da trắng hay châu Á. Vậy là có cả yếu tố di truyền ở đây nữa.

Nhiều người tất nhiên đặt câu hỏi ‘Vậy bạn lấy canxi ở đâu ?’ Câu trả lời là : ‘Ở cùng một chỗ mà con bò lấy canxi của nó, từ những thứ màu xanh mọc lên từ đất’, chủ yếu là rau lá. Voi, tê giác cũng phát triển những bộ xương khổng lồ của chúng (sau khi đã cai sữa) bằng cách ăn lá cây xanh, ngựa cũng vậy. Các động vật ăn thịt sống tốt mà không cần rau xanh. Có vẻ như tất cả các động vật có vú trên trái đất này sẽ sống tốt nếu chúng sống hòa hợp với các yếu tố di truyền và thức ăn tự nhiên của chúng. Chỉ có con người với cuộc sống giàu có bị tỷ lệ loãng xương cao.

Nếu những con thú ấy không làm bạn tin tưởng, hãy nghĩ về hàng tỷ người trên trái đất chưa từng biết đến sữa bò. Bạn có nghĩ là chứng loãng xương sẽ phổ biến trong số những người này không ? Những người làm cho ngành công nghiệp sữa sẽ nói vậy nhưng sự thật là hoàn toàn ngược lại. Tỷ lệ loãng xương của họ ít hơn nhiều so với các nước tiêu thụ nhiều sữa. Đây là chủ đề của một bài khác, nhưng tôi chỉ muốn nói rằng nguyên nhân quyết định của chứng loãng xương là sự hấp thụ protein quá nhiều và việc ít sử dụng các xương chính trong cơ thể xảy ra trong nhiều năm. Hormone có vai trò phụ nhưng cũng đáng kể ở phụ nữ. Sữa là một cản trở trên con đường đến với sức khỏe xương tốt.

Câu chuyện hoang đường về protein
Bạn có nhớ khi còn bé tất cả người lớn đều bảo bạn ‘phải ăn thật nhiều protein’. Khi tôi còn bé, protein được coi là người bạn dinh dưỡng. Và dĩ nhiên sữa là rất phù hợp.

Với protein, sữa đúng là một nguồn cung cấp dồi dào, còn được gọi là ‘thịt lỏng’. Tuy nhiên, cái đó không nhất thiết là điều chúng ta cần. Trên thực tế, nó là một lý do gây hại cho chúng ta. Gần như tất cả người Mỹ ăn quá nhiều protein.

Đối với thông tin này, chúng ta dựa vào nguồn đáng tin cậy nhất mà tôi biết. Đó là phiên bản mới nhất, (xuất bản 1/1992) của bản Khuyến nghị về Tiêu chuẩn Dinh dưỡng (Recommended Dietary Allowances) phát hành bởi Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (National Research Council). Chủ biên của công trình quan trọng này là tiến sĩ Richard Havel của trường Đại học California ở San Francisco.

Điều đầu tiên cần lưu ý là lượng protein khuyến nghị đã được sửa giảm dần sau mỗi phiên bản. Khuyến nghị hiện hành là 0,75g/kilo/ngày cho người lớn 19 đến 51 tuổi. Đối với một người 60kg, nó chuyển đổi thành 45g/ngày. Bạn cũng nên biết ước tính nhu cầu protein cho người lớn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 0,6g/kilo/ngày. Nếu bạn thuộc loại thích tăng thêm một chút để ‘cho chắc ăn’, nhớ là tất cả những khuyến nghị này đều đã có cộng thêm vào mức tối thiểu vì lý do an toàn. Bạn có thể sống khỏe mạnh chỉ với 28-30g/ngày nếu cần thiết.

45 g protein mỗi ngày là một lượng rất nhỏ. Thêm vào đó, protein không nhất thiết phải là protein động vật. Protein thực vật gần như giống hệt cho mọi nhu cầu thực tế. Vì thế hầu như tất cả người Mỹ, Canada, Anh và châu Âu đều ở trong tình trạng quá tải protein. Điều này khi được duy trì trong hàng thập kỷ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Những vấn đề đã được đề cập đến là loãng xương, xơ vữa động mạch và suy thận. Có nhiều bằng chứng rằng một số loại ung thư, chủ yếu ở đại tràng và trực tràng có liên quan đến việc tiêu thụ thịt quá mức. Barry Brenner, một nhà nghiên cứu về thận nổi tiếng, là người đầu tiên chỉ ra mối nguy hiểm của việc hấp thụ protein quá mức đối với thận. Cuối cùng, bạn nên biết rằng tỷ lệ protein trong sữa mẹ là 0.9%, thấp nhất trong các loài động vật có vú.

Thế đã hết chưa ?
Xin lỗi, vẫn còn nữa. Bạn có nhớ lactose không ? Đấy là chất carbohydrate (đường) chính trong sữa. Có vẻ như thiên nhiên cung cấp cho trẻ sơ sinh những enzyme cần thiết để chuyển hóa lactose, nhưng khả năng này biến mất vào độ tuổi 4 hoặc 5.

Có vấn đề gì với lactose hay đường sữa ? Có vẻ nó là một phân tử saccharide đôi quá lớn để có thể đi qua thành ruột vào máu. Để làm vậy, nó cần phải được chia thành hai phân tử saccharide đơn là galactose và glucose. Việc này cần sự có mặt của một enzyme là lactase và một số enzyme khác nữa để chuyển hóa galactose thành glucose.

Thử nghĩ về điều này một chút. Thiên nhiên cho chúng ta khả năng chuyển hóa lactose trong vài năm rồi tắt cơ chế ấy đi. Có phải Mẹ Thiên nhiên muốn bảo chúng ta điều gì đó không ? Rõ ràng là tất cả trẻ sơ sinh đều phải uống sữa. Việc rất nhiều người lớn không uống được sữa có vẻ như liên quan đến xu hướng của tự nhiên là xóa bỏ những cơ chế không cần thiết. Ít nhất một nửa số người lớn trên trái đất này không dung nạp được lactose. Những người da trắng có xu hướng dung nạp lactose tốt hơn người da màu.

Tỷ lệ này thế nào ? Trong một số nhóm người, cụ thể là người da đen, có đến 90% người lớn không dung nạp được lactose. Tỷ lệ đó ở người da trắng là 20% đến 40%. Người phương Đông ở vào khoảng giữa hai nhóm. Tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng là điều thường xảy ra nếu những người này uống một lượng lớn sữa. Hầy hết những người da đỏ châu Mỹ không uống được sữa. Ngành công nghiệp sữa thừa nhận là hiện tượng không dung nạp lactose làm khoảng 50 triệu người Mỹ khổ sở. Cả một ngành công nghiệp phục vụ những người không dung nạp lactose đã mọc lên và có doanh thu $117 triệu trong năm 1992 (Time 17/05/1993).

Mối liên quan giữa sữa và chứng thiếu máu và chảy máu thành ruột ở trẻ sơ sinh được mọi bác sĩ biết đến. Nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu hụt chất sắt trong sữa và khả năng gây kích thích thành ruột của sữa. Các tài liệu nghiên cứu nhi khoa có đầy những bài báo mô tả thành ruột bị kích thích, chảy máu, tăng tính thẩm thấu cũng như chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa ở những đứa trẻ nhạy cảm với sữa bò. Cả hai yếu tố mất máu qua chảy máu thành ruột và thiếu hụt sắt trong sữa góp phần gây ra chứng thiếu máu. Sữa cũng là nguyên nhân hàng đầu của dị ứng ở trẻ em.

Sữa chất béo thấp
Một chủ đề nữa : sữa ‘chất béo thấp’. Một câu hỏi chân thành thường gặp là : ‘Vậy thì sữa chất béo thấp là ổn phải không ?’

Câu trả lời cho câu hỏi này là sữa chất béo thấp thực ra không ít chất béo. Thuật ngữ ‘chất béo thấp’ là một thuật ngữ tiếp thị để lừa bịp công chúng. Sữa chất béo thấp chứa 24% đến 33% chất béo trong tổng số calorie ! Con số 2% là để đánh lạc hướng. Con số đó là chỉ tỷ lệ về khối lượng. Họ không nói với bạn rằng, về khối lượng, sữa chứa 87% nước !

‘Vậy thì, đồ phá đám, anh hẳn phải chấp nhận sữa không béo !’ Tôi nghe câu này khá nhiều. Đúng, sữa không béo hầu như không có chất béo, nhưng bạn vẫn phải nhận lượng lớn protein và lactose. Nếu có cái gì đó mà chúng ta không cần thêm nữa, đó là lactose, một loại đường đơn cấu thành từ galactose và glucose. Hàng triệu người Mỹ không dung nạp lactose như đã nói ở trên. Đối với protein, cũng như đã nói ở trên, chúng ta sống trong một xã hội thường xuyên hấp thụ nhiều protein hơn rất nhiều so với lượng cần thiết. Đó là gánh nặng cho cơ thể, đặc biệt là thận và là nguyên nhân chính của chứng loãng xương.

“Sữa”. Chỉ cần một từ ấy là đủ để bạn cảm thấy bình yên! “Một cốc sữa nóng nhé?” Lần cuối bạn nghe câu hỏi ấy là từ một người quan tâm đến bạn – và bạn biết ơn sự săn sóc của họ.

Mọi thứ về thực phẩm và đặc biệt là sữa mang ý nghĩa quan trọng về tình cảm và văn hóa. Sữa là thức ăn đầu tiên của chúng ta. Nếu chúng ta may mắn, đó sẽ là sữa mẹ. Một liên kết yêu thương, cho và nhận. Đấy là con đường duy nhất của sự sống. Nếu không phải là sữa mẹ thì là sữa bò, hay sữa “công thức” từ đậu tương – hiếm khi nó là sữa dê, lạc đà hay trâu.

Giờ đây, chúng ta là một quốc gia của những người uống sữa. Gần như tất cả chúng ta. Trẻ sơ sinh, trẻ em, thiếu niên, người lớn, thậm chí người già. Chúng ta uống hàng chục, thậm chí hàng trăm lít sữa một năm và thêm vào đó là nhiều ký các sản phẩm sữa như pho mát, bơ và sữa chua.

Liệu có gì không ổn không? Chúng ta thấy hình ảnh những người khỏe mạnh đẹp đẽ trên vô tuyến và nghe những thông điệp trấn an chúng ta rằng “Sữa là tốt cho cơ thể bạn.” Các nhà dinh dưỡng của chúng ta khẳng định: “Bạn phải uống sữa, không thì bạn lấy canxi ở đâu?” Bữa trưa ở trường lúc nào cũng có sữa và gần như tất cả các bữa ăn ở các bệnh viện đều có kèm sữa. Nếu thế còn chưa đủ, các nhà dinh dưỡng vẫn bảo chúng ta hàng năm trời nay rằng các sản phẩm sữa là một “nhóm thức ăn thiết yếu”. Phát ngôn viên từ các công ty đảm bảo rằng những biểu đồ đầy màu sắc mang những thông điệp về tầm quan trọng của sữa và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác được phân phát miễn phí đến các trường học. Sữa bò trở thành “bình thường”.

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng phần lớn mọi người sống trên trái đất ngày nay không uống hay sử dụng sữa bò. Thêm vào đó, hầu hết trong số họ không uống được sữa vì nó khiến họ bị bệnh.

Có những người trong ngành dinh dưỡng không ủng hộ việc uống sữa ở người lớn. Đây là một trích dẫn từ số tháng 3/4 năm 1991 của tạp chí Utne Reader:

Nếu bạn thực sự muốn an toàn, bạn nên quyết định gia nhập con số ngày càng tăng của những người Mỹ đang loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm sữa khỏi thực đơn của họ. Mặc dù nó nghe có vẻ cực đoan đối với những người trong chúng ta từ bé đã nghe nói về sữa và năm nhóm thức ăn cơ bản, nó rất khả thi. Thật vậy, trong số tất cả động vật có vú, chỉ có con người, và cũng chỉ một thiểu số con người, chủ yếu là người da trắng, tiếp tục uống sữa sau giai đoạn sơ sinh.

Ai đúng? Tại sao lại rối tung lên như vậy? Câu trả lời ở đâu? Bạn có thể tin phát ngôn viên của ngành công nghiệp sữa được không? Bạn có thể tin phát ngôn viên của bất kỳ ngành công nghiệp nào được không? Các nhà dinh dưỡng học có được cập nhật không hay họ chỉ lặp lại những gì các giáo sư của họ biết từ nhiều năm trước? Những tiếng nói kêu gọi sự thận trọng thì sao?

Tôi tin rằng có ba nguồn thông tin đáng tin cậy. Nguồn thứ nhất, và có lẽ là tốt nhất, là từ nghiên cứu về thiên nhiên. Nguồn thứ hai là từ nghiên cứu về lịch sử của chính loài người. Và cuối cùng là các tài liệu khoa học trên thế giới về chủ đề sữa.

Hãy xem xét các tài liệu khoa học trước. Từ năm 1988 đến năm 1993 có hơn 2700 bài báo về sữa được lưu trữ trong các tạp chí y học. 1500 trong số đó có sữa là đề tài chính. Không thiếu gì thông tin khoa học về chủ đề này. Tôi đã xem xét kỹ hơn 500 trong số 1500 bài báo đó, loại bỏ những bài tập trung vào thú vật và những bài có kết luận không rõ ràng.

Tôi nên tóm tắt những bài báo ấy thế nào? Dùng từ “gây kinh hoàng” chỉ hơi phóng đại một chút xíu. Đầu tiên, không một tác giả nào nói sữa bò là một thực phẩm tuyệt vời, không có hiệu ứng phụ, một “thực phẩm hoàn hảo” như ngành công nghiệp sữa vẫn muốn chúng ta tin. Trọng tâm chính của các báo cáo ấy là các chứng đau đường ruột, kích thích đường ruột, chảy máu đường ruột, thiếu máu, phản ứng dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ em và các bệnh nhiễm trùng đường ruột như salmonella. Đáng sợ hơn nữa là mối quan ngại về các bệnh nhiễm virus như virus gây bệnh bạch cầu ở bò và một loại virus giống AIDS ở bò hay các quan ngại về bệnh tiểu đường ở trẻ em. Sự nhiễm bẩn sữa từ các tế bào máu và máu trắng (mủ) cùng với một loạt hóa chất và thuốc trừ sâu cũng được thảo luận. Ở trẻ em là các vấn đề như dị ứng, viêm tai và viêm amiđan, đái dầm, hen, chảy máu đường ruột, đau bụng và tiểu đường ở trẻ em. Ở người lớn, các vấn đề có vẻ tập trung chủ yếu vào bệnh tim và viêm khớp, dị ứng, viêm xoang và những câu hỏi nghiêm trọng hơn về bệnh bạch cầu, bệnh u bạch huyết và ung thư.

Tôi nghĩ rằng câu trả lời còn có thể được tìm ra bằng cách xem xét những gì xảy ra trong tự nhiên, những gì xảy ra với các động vật có vú trong tự nhiên và những gì xảy ra với những nhóm người sống gần với thiên nhiên, những người săn bắt, hái lượm.

Các tổ tiên từ thời đồ đá cũ của chúng ta là một nhóm quan trọng và thú vị nữa để nghiên cứu. Ở đây chúng ta chỉ có thể dựa vào phỏng đoán và các bằng chứng gián tiếp, nhưng những bộ xương còn sót lại cho chúng ta nghiên cứu thật là đáng kính nể. Không còn chút nghi ngờ gì nữa. Những bộ xương ấy phản ánh sức khỏe tuyệt vời và sự vắng mặt hoàn toàn của chứng loãng xương giai đoạn cuối. Và nếu bạn cảm thấy những người này không quan trọng cho chúng ta nghiên cứu, hãy nhớ là bộ gen của chúng ta ngày nay đang lập trình cơ thể của chúng ta gần giống hệt như cách chúng lập trình cơ thể tổ tiên chúng ta 50.000 hay 100.000 năm về trước.

Tóm tắt
Theo tôi nghĩ, chỉ có một lý do hợp lệ để uống sữa hay dùng sản phẩm sữa. Đó là vì chúng ta thích thế. Bởi vì chúng ta thích thế và nó đã trở thành một phần văn hóa của chúng ta. Bởi vì chúng ta đã quen với mùi vị của nó. Bởi vì chúng ta thích cảm giác nó trôi xuống cổ họng. Bởi vì cha mẹ chúng ta làm mọi cách có thể để cung cấp sữa cho chúng ta từ thời thơ ấu và luyện cho chúng ta quen với nó. Họ dạy chúng ta thích nó. Và rồi lý do tốt nhất có lẽ là kem ! Tôi đã từng nghe nó được mô tả là ‘ăn rồi chết cũng sướng’.

Tôi có một bệnh nhân đã làm đúng như vậy. Anh ta không có tật xấu nào. Anh ta không hút thuốc hay uống rượu, anh ta không ăn thịt. Chế độ ăn uống và cách sống của anh ta gần như là hoàn hảo cho sức khỏe. Nhưng anh ta có một niềm đam mê. Bạn đã đoán được rồi đó, anh ta mê kem béo ngậy. Nửa lít kem loại béo nhất trong một ngày là ít đối với anh ta. Nhiều lần anh ta ăn cả lít – vâng, và còn thêm bánh quy và các loại bánh ngọt khác nữa. Rốt cuộc thì kem ngon xứng đáng được vậy. Anh ta có vẻ có sức khỏe tốt, ngoại trừ một ‘căn bệnh tuổi trung niên’ thông thường nào đó một lần khiến anh bị đột quy và liệt toàn thân. Sau đó anh ta bị đột quy thêm vài lần nữa và qua đời vài năm sau đó trong bệnh viện. Tuổi già ư ? Tôi không nghĩ thế. Anh ta chỉ hơn 50.

Vì vậy, đừng uống sữa vì sức khỏe. Tôi hoàn toàn tin tưởng từ những bằng chứng khoa học rằng sữa không ‘tốt cho cơ thể’. Thêm sữa vào thực đơn của bạn chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng và mức độ an toàn của nó.

Hầu hết mọi người trên hành tinh này sống rất khỏe mạnh mà không cần đến sữa bò. Bạn cũng có thể làm thế.

Đúng là khó thay đổi. Chúng ta đã được luyện từ bé để coi sữa là ‘thức ăn hoàn hảo nhất của tự nhiên’. Nhưng tôi đảm bảo với bạn là thay đổi là an toàn, sẽ cải thiện sức khỏe của bạn và không làm bạn mất đồng nào cả. Bạn còn muốn gì ?

Tác giả: Robert M. Kradjian
Chủ nhiệm khoa phẫu thuật vú, Trung tâm y tế Seton, thành phố Daly, California, Mỹ
Nguồn: THE MILK LETTER : A MESSAGE TO MY PATIENTS