Trái cà phê

10 lợi ích bất ngờ của cà phê mới được phát hiện

Tạp chí chuyên đề JNCI của Viện Ung thư quốc gia Mỹ số ra đầu tháng 5/2011 đăng tải nghiên cứu dài kỳ của các chuyên gia ở ĐH y khoa Harvard (Mỹ) phát hiện thấy sử dụng cà phê thường xuyên, nhất là cà phê khử cafein có tác dụng giúp cơ thể tránh xa nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

highlandcoffee
Nguồn: Internet

Theo nghiên cứu này, những ai uống 6 tách cà phê khử cafein/ngày sẽ giảm tới 20% rủi ro mắc bệnh ung nói trên so với người không dùng. Ngoài nghiên cứu trên, trước đây các nhà khoa học cũng phát hiện thấy cà phê có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson (bệnh suy giảm trí tuệ), tiểu đường tuýp 2, sỏi mật và ung thư gan. Nghiên cứu trên được tiến hành ở 47.911 đàn ông từ năm 1986. Lợi ích giảm rủi ro mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến của cà phê là  do cà phê giàu chất chống ôxi hóa, các hợp chất điều tiết insulin và nhiều lợi ích khác.

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Dưới đây là 8 lợi ích chính của cà phê đối với sức khỏe con người vừa được cập nhật.

  1. Cà phê đối với bệnh tiểu đường tuýp II: Tuy chưa khẳng định được đầy đủ song theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy axít chlorgoenic có trong cà phê sẽ giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường tuýp II. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống cà phê điều độ có rủi ro bệnh tiểu đường tuýp II thấp hơn so với những người không dùng loại đồ uống này.

 

  1. Cà phê ngừa ung thư: Theo nghiên cứu do các chuyên gia ĐH Harvard, Mỹ thực hiện thì những người uống cà phê có hàm lượng cafein thấp điều độ và đều đặn sẽ giảm được tới 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhất là ung thư vú, tiền liệt tuyến, trực và đại tràng.

 

  1. Giảm thiểu bệnh Parkinson: Một nghiên cứu dài 30 năm của các nhà khoa học Mỹ phát hiện thấy những người có thói quen uống cà phê thì có rủi ro mắc bệnh Parkinson thấp hơn so với người không uống hoặc uống ít. Tuy nhiên, người ta chưa hiểu cụ thể bao nhiêm phần trăm thì giảm bệnh bệnh Parkinson.

 

  1. Chứa nhiều chất chống ôxy hóa: Cà phê đích thực sự là thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa tự nhiên. Nó có tác dụng giữ cho máu sạch, ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Nên dùng cà phê có hàm lượng càein thấp hoặc đã khử cafein, lạm dụng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng.

 

  1. Ngừa bệnh xơ gan: Xơ gan là căn bệnh phổ biến ở người nghiện rượu mặc dù người khác cũng có thể mắc bệnh. Một số nghiên cứu được thực hiện gần đây cho thấy những người uống cà phê thường xuyên và điều độ, giảm được tới 80 % khả năng phát triển bệnh xơ gan, đây là kết luận có sơ sở về mặt khoa học và đáng tin cậy.

 

  1. Giúp giảm cân: Cà phê là đồ uống có lượng calo thấp , sử dụng vào buổi sáng có tác dụng rất tốt bởi nó làm tăng quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy calo. Ngoài ra dùng cà phê làm các món ăn khác cũng có tác dụng tương tự, tuy nhiên phải hạn chế đường và cafein.

 

  1. Giảm bệnh hen suyễn: Thực tế, các loại thuốc trị hen suyễn đều có chứa caffeine vì vậy, uống cà phê điều độ có tác dụng tích cực trọng việc ngăn ngừa căn bệnh này.

 

  1. Lợi tiểu: Cà phê không chỉ được xem là đồ uống lợi tiểu mà nó còn có tác dụng ” tắm rửa”, làm sạch dạ dày và hệ tiêu hóa. Tuy nhiên những người có vấn đề về dạ dày, dễ phản ứng với cà phê thì không nên dùng đồ uống này.

Sưu tầm: Xuân Đức

Robusta

Tây Nguyên vào mùa thu hoạch cà phê – Điệp khúc được mùa rớt giá lại vang lên!

Hàng năm, khi tới tháng 9, 10 Âm lịch, khắp miền đất đỏ bazan lại rộn ràng mùa cà phê chín mọng sau một năm chăm sóc vất vả. Du khách tới Tây Nguyên hầu như lúc nào cũng thấy không khí rộn ràng, người người nhà nhà tấp nập từ nương rẫy cà phê tới những khoảng sân phơi.

Từ thời điểm nhữ thập niên 90, giá cà phê nhân khoảng từ 40.000 đến 50.000/kg (giá vàng thời điểm đó chỉ có 160.000/chỉ), vậy mà sau gần 25 năm (đến thời điểm hiện tại) giá cà phê cũng chỉ có 42.000/kg đầu vụ. Vào chính vụ thu hoạch thì còn giảm sâu nữa, đôi lúc chỉ còn 36.000/kg. Trừ chi phí đầu tư người nông dân chỉ còn chút đỉnh lo toan cho cuộc sống.

Robusta
Robusta

Để việc thu hoạch diễn ra nhanh chóng, người nông dân thường bắt đầu ngày làm việc từ sáng sớm khi mà nương rẫy cà phê đang chìm ngập trong sương mù, quần áo ướt nhẹt vừa lạnh vừa bẩn. Khi ấy, một tấm bạt lớn được trải dưới gốc cây để hứng quả cà phê chín tuốt từ cành. Cứ thế, tấm bạt được kéo từ gốc này sang gốc khác tới khi đầy, người thu hoạch lọc bỏ lá rụng và cành gẫy sau đó mới đem phơi.

Thu hoạch cà phê
Thu hoạch cà phê

Thời gian phơi lại tùy theo điều kiện thời tiết để kéo dài từ 6 đến 30 ngày. Khi quá trình này kết thúc, phần lớn thành phẩm được rao bán đến những nhà máy, còn lại các hộ gia đình tự rang xay. Thông thường, thời gian rang một mẻ cà phê đã lột vỏ tại nhà mất 30 phút và thực hiện thủ công thuần túy.

Một số du khách thường lầm tưởng quả cà phê phải có mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, thực tế cà phê chỉ có mùi sau khi rang chín. Do vậy, trong quá trình sơ chế, mỗi gia đình lại có những bí quyết riêng tạo độ thơm cùng hương vị đậm đà. Mỗi mùa thu hoạch đi qua, người dân Tây Nguyên thường giữ lại chút cà phê trong nhà như món quà tự thưởng bản thân sau một năm vất vả chăm bón.

Qua giai đoạn này, tới tháng Ba, hoa cà phê lại nở trắng, bồng bềnh trên từng nương rẫy. Tây Nguyên khi ấy sẽ khoác lên mình màu áo mới dịu dàng và điệu đà, bắt đầu một chu kỳ mới chờ nắng gió, người chăm sóc để kết thành chùm quả. Mình vẫn còn nhớ như in mùi hương hoa cà phê thơm ngào ngạt trên đường đi học về. Thương quá Tây Nguyên ơi!

Hoa cà phê
Hoa cà phê

Posted by Xuân Đức

Cà phê nguyên chất 100%

Cách phân biệt cà phê thật

Gần đây mình nhận đươc khá nhiều câu hỏi của khách hang là “Làm thế nào để phân biệt được cà phê thật và cà phê giả?”, cà phê thật tốt cho sức khỏe? Làm sao biết là cà phê ngon hay không ngon.

[divider]

Xem thêm: cách pha cà phê phin ngon hết ý, cách phân biệt cà phê thật

Tớ mới nói đùa rằng ra tiệm tạp hóa mua mấy lạng cà phê về đổ ra đĩa rồi soi, so sánh với cà phê của mình là biết liền hà. Cà phê thì thiếu gì, mô hình quán Cà phê nguyên chất mọc ra như nấm sau mưa, nào là: Milano, Napoli, Monaco…treo hình hạt cà phê to như nắm tay, đặt thêm cái cối xay, vài kg cà phê hạt chưng trong tủ kiếng ghi là: Robusta, Arabica, Moka, Culi…Nhìn kỹ thấy giống y chang nhau thật buồn cười. Uống thì cứ uống, nhìn thì cứ nhìn, 2 cái này chẳng liên quan gì nhau cả. Treo đầu dê, bán thịt chó đúng theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Mình đã có một thời gian sống ở Châu âu nên biết rõ cách thưởng thức cà phê ở bển, họ uống là để thưởng thức vị ngon của cà phê. Tỉ lệ pha ~ 10/1 có nghĩa là 30gr cà phê (~1/2 phin nhỏ bên mình) hòa với 300ml nước sôi. Sau đó rót ra ly, không đường sữa chi hết cứ thế thế uống nhấm nháp. Thử hỏi đậu nành rang + Tạp chất có dám pha kiểu này không? Đương nhiên là không rồi nên mới có chuyện cùng khối lượng cà phê như vậy mà quán cà phê bên nước mình chỉ cho ra được tý nước cà phê màu đen xịt, mặn chát và mùi cà phê hắc tới não. Để ly cà phê đá tan hết mà vẫn còn màu đen sì – Chất nhuộm vải tạo màu không phân tán đấy các bạn à, uống vài năm không ung thư thì tớ gọi là siu nhân hihi. Còn ngon hay không thì các bạn phải trải nghiệm, thưởng thức chứ không thể chỉ được rồi. Một vài thủ thuật nhỏ để giúp chúng ta có thể phân biệt được thật giả nhé:

  1. Khối lượng:

Hạt cà phê có một đặc điểm khác hẳn các loại hạt khác là khi rang lên đến 1 nhiệt độ nhất định sẽ nở lớn và thể tích tăng từ 1,5-2 lần và trọng lượng giảm từ 20-30%.

Cho nên, bột cà phê thật luôn luôn có khối lượng riêng thấp hơn bột các loại ngũ cốc khác và từ đó thể tích (hay khối lượng) của 1 kg bột cà phê luôn luôn lớn hơn thể tích của bột các loại ngũ cốc rang. Dựa vào đặc tính nầy bạn có thể phân biệt ngay từ lúc đầu, dù chưa cần phải mở bao bì ra. Nếu có điều kiện so sánh, bạn cầm trong tay trong 2 bịch 500g, bịch nào chứa cà phê, (hay chưa tỷ lệ bột cà phê nhiều) thì sẽ nhiều đầy hơn, to hơn, khối lượng bột chứa bên trong nhiều hơn nên chúng ta có cảm tưởng bịch cà phê nguyên chất nhẹ hơn.

purecafe.com.vn
purecafe.com.vn
  1. Độ xốp của bột cà phê

Nhìn theo cảm quan, bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp , tơi và rời. Bột của hạt ngũ cốc khác thường dính lại, ít tơi bong hơn. Nếu bạn có 1 bịch cà phê nguyên chất và một bịch cà phê giả, bạn mở 2 bịch ra, lấy 2 chén nước, múc 2 muỗng bột của 2 bịch đổ lên mặt nước. Bột cà phê nguyên chất xốp nhẹ, có khối lượng riêng thấp, nên có khuynh hướng nổi lên trên, còn bột của các hạt ngũ cốc khác có khối lượng riêng lớn hơn , nên chìm xuống nhanh hơn.

Ngoài ra, hạt cà phê rang rất giòn, có cấu trúc sợi cellulose đồng đều, dễ vỡ và vỡ đều trong cối xay, nên bột cà phê xay ra có độ xốp, mịn tương đối đồng đều. Trái lại các loại hạt đậu, bắp rang, khi xay bột độ mịn không đồng đều nên không có độ tơi xốp như bột cà phê nguyên chất.

  1. Độ ẩm của bột cà phê

Bột cà phê thật ít ngậm nước, đọ ẩm của hạt cà phê thật sau khi rang khá thấp. Bột các loại ngũ cốc khác thường giữ nước và có độ ẩm cao hơn. Hơn nữa, do hạt đậu và bắp không có mùi thơm, nên khi nhà sản xuất trộn các loại hạt này vào hạt cà phê chắc chắn sẽ làm 1 động tác kèm theo, đó là phun hóa chất, hương liệu cà phê tổng hợp, nhân tạo vào trước khi xay ra bột.

Do đó, bột cà phê pha tạp, không nguyên chất có vẻ ẩm ướt, thậm chí vón cục khi được tẩm nhiều caramen tạo màu, khác hẳn với bột cà phê thật rất khô và tơi xốp.

  1. Màu của bột cà phê

Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp…bột cà phê có màu nâu đậm. (Nếu hạt cà phê rang chưa đến nhiệt độ và thời gian nổ lần 1 thì bột có màu vàng sáng vị chua, và mùi nồng). Hạt bắp rang để độn vào cà phê thường có màu đen đậm. Vì thế trong nghề làm cà phê người ta đơn giản gọi bắp rang là “màu”.

Do thói quen người tiêu dùng đòi hỏi ly cà phê phải có màu đen, nên “màu” (bên cạnh caramen và cả chất tạo màu hóa học) được dùng để nhuộm ly cà phê. Mặt khác, hạt các đậu nành rang và xay ra bột có màu nâu đậm đục, ngã vàng đục, hoàn toàn không giống màu nâu đậm của bột cà phê thật. Nếu bạn nhìn thấy bột trong 1 bịch chứa có màu nâu đậm ngả vàng, thể tích nhỏ, nhưng cầm nặng tay là tỷ lệ đậu nhiều. Bột có màu đen thui thể tích cũng nhỏ là có trộn nhiều bắp.

  1. Mùi của bột cà phê

Nếu quen thuộc, bạn không khó để nhận ra mùi thơm rất dễ chịu, hấp dẫn và rất đặc trưng của bột cà phê thật. Nhiều người vẫn bị lầm lẫn và đánh giá cao mùi của hương liệu hóa học được tẩm vào đậu, bắp bởi vì họ ít có dịp ngửi mùi cà phê bột nguyên chất. Bắp và đậu nàng cũng có mùi hơi tanh, theo cảm quan, nếu tinh tế một chút, bạn có thể nhận thấy khi ngửi. Bột đậu nành có mùi gắt, hòa quyện với hương liệu bốc lên một mùi thơm nặng nề chứ không dịu dàng như mùi nguyên thủy của cà phê rang.

II. Phân biệt khi đang pha (nhận biết trạng thái của bột cà phê thật khi gặp nước sôi)

Đây là điểm mà bạn rất dễ dàng nhận biết để phân biệt chính xác cà phê nguyên chất với cà phê độn hay bột của các loại hạt ngũ cốc khác. Như đã nhận định, do hạt cà phê được cấu tạo bởi cấu trúc sợi celluose và chứa rất ít tinh bột, nên thuộc tính đặc biệt của bột cà phê rang là rất tơi xốp, và chứa nhiều khoang không khi bên trong do cấu trúc cao phân tử, các sợi cellulose bị bẻ gảy dưới tác động nhiệt trong quá trình rang …

Khi bạn chế nước sôi 100 độ C vào phin chứa cà phê thật, lập tức bột cà phê sẽ nở phồng lên, sủi bột mạnh, thậm chí tràn ra cả ngoài phin. Nếu sau khi cho vài muỗng bột (khoảng 20-25g) vào phin, bạn chế nước sôi vào mà thấy bột trong phin không nở phồng lên, trái lại còn bẹp xuống , lịm xuống và bốc mùi thơm thì bạn biết chắc chắn trong phin nầy có rất rất ít cà phê. Trái lại, trong loại bột nầy có tỷ lệ phần trăm rất nhiều bột của các loại hạt khác được tẩm hương liệu nhân tạo nồng độ cao.

Bột bắp, bột đậu rang khi gặp nước sôi trở nên dẻo, dính và xẹp xuống do các loại ngũ cốc luôn có chứa nhiều tinh bột. Trái lại cà phê được cấu tạo bởi các hợp chất cao phân tử cellulose, chứa rất ít tinh bột. Quá trình rang hạt cà phê nở lớn, bên trong tạo ra các khoang không khí, gặp nước sôi, không khí bên trong nở lớn, làm sủi bọt bột cà phê và khiến bột cà phê thật trào lên trong phin. Đây là một hiện tượng rất dễ nhận ra.

III. Phân biệt sau khi pha (nhận biết nước của ly cà phê thật)

  1. Màu của nước cà phê

Cà phê là một loại hạt khá kỳ lạ. Dù bạn rang nó đến nhiệt độ cao bao nhiêu, thời gian lâu bao nhiêu, và cháy gần thành than, rồi bạn xay ra bột và pha thành ly cà phê, thì màu nước của nó cũng không hề có màu đen thui, đen đục và đen đậm như thường nhìn thấy các ly cà phê ở phần lớn các quán.

Ly cà phê thật luôn có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách, một màu nâu rất trong trẻo. Để ra ánh nắng, nhìn ly cà phê đá có màu nâu sáng.

  1. Độ sánh của nước cà phê

Khi pha, nước của ly cà phê thật có độ sánh hầu như không đáng kể. Trái với cà phê độn, nước của bắp và đậu rang vốn chứa nhiều tinh bột nên sẽ rất sánh, sánh đến dẻo quẹo. Các bà nội trợ vẫn hay dùng bột bắp trong nhà bếp vì tính chất này. Một số người tiêu dùng còn tự hào rằng mình là người hiểu biết về cà phê, cho rằng, ly cà phê ngon thì nước trong ly cà phê phải kẹo kẹo, bám trên thành ly và phải “ôm đá” và viên đá trong ly cà phê phải có màu nâu do nước cà phê song sánh, dẻo kẹo bám lấy đá. Nhưng điều đó chính là bằng chứng cho thấy trong ly cà phê ấy chỉ có rất ít cà phê mà toàn đậu nành rang. Đậu nành rang chứa nhiều tinh bột hiển nhiên là rất “ôm đá”. Cà phê thật không sánh dẻo và không “ôm đá”.

  1. Mùi thơm của ly cà phê pha

Cà phê bột lẫn cà phê pha có một mùi thơm rất đặc trưng, rất quyến rũ. Tuy nhiên đây có thể là điểm bạn rất khó phân biệt nhất. Có thể nói bạn chỉ có thể phân biệt được mùi của ly cà phê nguyên chất với mùi của hương liệu hóa học khi bạn đã nhiều lần và thường xuyên uống cà phê nguyên chất. Nhiều loại cà phê bột điều đã được tẩm hương liệu. Hương thơm đích thực và nguyên thủy của cà phê không nồng nực, không thô bạo, không mạnh mẽ, nhưng dịu dàng, lưu luyến, thanh cao, tinh tế và sâu lắng, đôi lúc làm ngây ngất người yêu cà phê… Thật khó diễn tả, nhưng nếu quen với mùi cà phê nguyên chất bạn sẽ phát hiện ra mùi hóa chất tuy giả khá giống mùi cà phê nhưng vẫn là giả tạo, vẫn mang hương vị gay gắt, tuy mạnh mẽ, dai dẵng nhưng thô thiển và gây cảm giác nặng nề, không giống như mùi thanh cao của chính hạt cà phê đích thực…

  1. Vị của cà phê

Cà phê khi rang với thời gian đủ và đạt đến nhiệt độ thích hợp sẽ cho chúng ta ly cà phê có vị đắng thanh xen lẫn vị chua nhẹ nhàng, rất tinh tế do yếu tố của các thành phần acid ẩn chứa đằng sau của vị đắng trong hạt cà phê. Thật ra, các giống cà phê ngon nhất trên thế giới thuộc dòng Arabica, có giá trị thưởng thức và giá trị thương phẩm hàng đầu đều có hậu vị chua thanh rất quyến rũ hòa quyện tinh tế với vị đắng tự nhiên. Tuy nhiên, do nhận thức không đúng, do truyền thống và do thói quen không thích đáng, phần lớn người Việt không nghĩ rằng cà phê có vị chua. Thậm chí một số không chịu chấp nhận một thuộc tính cố hữu, tuyệt vời của cà phê hảo hạng, đó là vị chua thanh quyến rũ của nó. Để đáp ứng với yêu cầu và thị hiếu về khẩu vị trái ngược lại với thiên nhiên, với tự nhiên nầy của người tiêu dùng, một số nhà sản xuất đã cố gắng làm cho cà phê mất đi vị chua thanh vốn có của nó bằng cách tẩm vào bột cà phê các loại hóa chất tạo đắng có gốc kháng sinh. Hậu quả, ly cà phê thường có vị đắng nhân tạo, tiêu diệt hẳn vị chua thanh quyến rũ của cà phê. Bạn nên tránh xu hướng đi tìm và nghiện vị đắng không tự nhiên đó, vì nó sẽ phá hủy khẩu vị chân chính của bạn về mùi vị đích thực của cà phê. Nhiều người được phục vụ “cà phê đậu nành” nhiều ngày nhiều tháng nên đã quen với vị đậm lè của đậu nành rang, e rằng sẽ chê cà phê nguyên chất không đậm đà. Thật ra, cà phê nguyên chất rất đậm đà hương vị, nhưng do khẩu vị cà phê của chúng ta đã bị phá hủy dữ dội. Chính khẩu vị uống cà phê đậm đặc từ đậu rang của chúng ta cũng đã được huấn luyện và xây dựng từ nhiều chục năm nay. Điều đó cho thấy khẩu vị có thể được điều chỉnh. Nếu hiểu biết các thuộc tính của cà phê, bạn sẽ không khăng khăng đòi ly nước đen thui, đậm lè, đắng ngắt của bột đậu rang cháy khét tẩm đủ mọi loại hương liệu bốc mùi thơm nồng nực. Bạn sẽ tự chọn cho mình khẩu vị đúng.

      10. Bọt của cà phê:Bản thân nước pha cà phê khi đánh lên với đường cũng tạo ra 1 ít bọt màu nâu sáng trông rất đẹp. Nhưng có 1 số người tiêu dùng ngộ nhận và yêu cầu quá đáng về ly cà phê phải có bọt đẹp. Để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng hầu giữ khách và thu lợi nhuận, một số nhà sản xuất cho chất tẩy rửa bề mặt vào cà phê để tạo bọt. Vậy, bạn cũng cần biết cách phân biệt hai thứ bọt này. Nếu bọt mỏng tanh, có óng ánh màu cầu vồng, đánh lên đầy cả ly và rất lâu tan nhìn ly cà phê có vẻ khá đẹp thì chắc chắn đấy là bọt xà bông. Bọt cà phê tiêu biểu khá đồng đều về kích cỡ, đục hơn và trông “dày” hơn, nhưng mau xẹp xuống.

highlandcoffee.com.vn
highlandcoffee.com.vn

[facebook][tweet][Google][follow id="Username" ]

[feed url="http://highlandcoffee.com.vn/ca-phe-arabica/" number="3" ]

Tổng hợp và sưu tầm: Highlandcoffee.com.vn

Uống 3 tách cà phê mỗi ngày giảm 50% nguy cơ ung thư gan

Một nghiên cứu mới phát hiện, uống 3 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm tới 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.

Bất chấp tính thống nhất trong kết quả của các nghiên cứu trước đây, rất khó để xác định liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc uống cà phê với bệnh ung thư HCC, hay liệu mối quan hệ này có thể một phần do thực tế rằng những người mắc bệnh về gan và tiêu hóa thường tự nguyện cắt giảm lượng cà phê hấp thụ hay không.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Vecchia, trong bất cứ trường hợp nào, việc uống cà phê hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư gan tới 50% so với những biện pháp phòng ngừa khác.

 

Highlandcoffee.com.vn
purecafe

Các chuyên gia cho biết, bệnh ung thư gan nguyên phát hầu như có thể phòng tránh được thông qua việc tiêm chủng ngừa virus hepatitis B, kiểm soát việc lây truyền hepatitis C và giảm uống rượu cồn. Ba bước phòng ngừa này, về nguyên tắc, có thể giúp phòng tránh tới hơn 90% nguy cơ ung thư gan nguyên phát trên toàn thế giới.

highlandcoffee.com.vn
purecafe

Ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 vì ung thư cho dân số toàn cầu. Việc nhiễm trùng mạn tính các virus hepatitis B và C là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư gan. Các yếu tố nguy cơ có liên quan khác là rượu cồn, thuốc lá, chứng béo phì và bệnh tiểu đường.

Nguồn: Daily Mail

highlandcoffee.com.vn

4 “thời điểm vàng” để uống cà phê

Không chỉ lượng cà phê bạn uống mà thời điểm uống cà phê cũng ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể. Chính xác thì thời gian nào uống cà phê sẽ có lợi nhất?

Cà phê vào buổi sáng 

Uống Cà phê có thể cải thiện táo bón. Để công năng này hiệu quả thì một ly cà phê vào buổi sáng là tốt nhất. Thời gian uống còn lại trong ngày sẽ ít ảnh hưởng hơn.

Nguồn: Internet

30 phút sau khi ăn

Uống cà phê có thể thúc đẩy tiêu hóa. 30 phút sau bữa ăn là thời điểm thích hợp để bạn thưởng thức một ly cà phê và tận hưởng lợi ích này. Tuy nhiên, vì cà phê ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt của cơ thể nên những người thiếu máu cần tránh thức uống này.

Nguồn: Internet

Uống cà phê có thể thúc đẩy tiêu hóa. 30 phút sau bữa ăn là thời điểm thích hợp để bạn thưởng thức một ly cà phê và tận hưởng lợi ích này. Tuy nhiên, vì cà phê ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt của cơ thể nên những người thiếu máu cần tránh thức uống này.

Theo Afamily

highlandcoffee.com.vn

Bí quyết pha cà phê nguyên chất ngon

Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với quý độc giả Bí quyết pha cà phê nguyên chất ngon.

Trong ẩm thực, bất kỳ một món ăn hay thức uống nào mà ngon đều phải có những cách chế biến rất đặc trưng. Việc pha cà phê ngon cũng không ngoại lệ. Theo kinh nghiệm của mình. Để có một ly cà phê ngon, dưới đây là một trong vài cách pha cà phê nguyên chất ngon nhấtt

1. Nguyên liệu và vật dụng cần pha:

2. Cà phê nguyên chất

3. Phin pha cà phê phin nhôm là tốt nhất, nên chọn thương hiệu Vinalu, Saigon vì nguyên liệu nhôm dày, lỗ đục đều, phân bố hợp lý…).

Nguồn: Internet

4. Ấm đun nước sôi

  1. Nước được lấy từ nước máy (không sử dụng các loại nước đóng chai)
  2. Cho bột cà phê nguyên chất vào phin, lượng cà phê bằng 5/10 phin hoặc 6/10 phin.Lắc nhẹ cho cà bột bằng mặt rồi dùng nấp gài ấn nhẹ cho cà phê dẽ lại (nhớ là ấn nhẹ, ấn mạnh sẽ bị nghẹt, ấn nhẹ quá café sẽ chảy nhanh và lượng café ra không đậm đặc). Sau đó lấy nấp gài ra. Bạn có thể không cần rót nước sôi lên miếng nắp gài kim loại, mà hãy chế nhẹ nhàng, trực tiếp nước sôi vào bột cafe. Bạn cần ủ cà phê trong ít nhất 3 phút vì cà phê thật cần có thời gian để nở trước khi rót nước nong đầy phin.
nguồn Internet
nguồn Internet
  1. Đung nước sôi 95-100 độ C, nếu là ấm điện, ngay khi ngắt điện là châm café ngay. Cách châm nước: rưới đều vòng tròn 1 cách thật nhẹ nhàng (cách rưới nước cũng ảnh hưởng tới chất lượng café đấy nhe các bạn).

 

MẸO:

  1. Cà phê nguyên chất uống nước 2 (hay còn gọị là nước dão) vẫn rất chi là ngon và bổ dưỡng cũng không kém đâu nha. Sau khi bạn pha café nước nhất xong, tiếp tục cho nước sôi lên và châm lần 2, lần này châm đầy phin luôn. Khi uống, bỏ ít đường và thật nhiều đá, quậy đều và chờ 4 phút mới uống. Lúc đó nước mới thật lạnh và uống từng ngụm bự (như uống trà đá) bạn mới phát hiện cái sướng của nó.

 

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
  1. Pha café sữa: tỉ lệ sữa là 3-4/10, còn café là 6-7/10. Sữa phải được cho vào lý trước rồi mới để phin cafe lên. Nước nóng giúp chín sữa và khi pha thì cafe và sữa mới hòa quyện vào nhau. Nhớ là: Pha cafe sữa thì không được cho đường vào.

Hi vọng, qua kinh ngiệm, các bạn cũng đóng góp nhiều cách pha ngon để dân ghiền cà phê như chúng ta có dịp trãi nghiệm những giờ phút thật thú vị bên ly cà phê thơm ngon, hương vị đỉnh cao.

Nguồn: Internet

Xuân Đức

 

Geisha

Các loại giống cà phê hiện nay trên thế giới (tiếp theo và hết)

Tiếp theo kỳ trước, chúng tôi xin được giới thiệu tiếp các loại giống cà phê hiện nay trên thế giới (tiếp theo và hết).

11. Caturra

Caturra là một đột biến năng suất cao hơn của Bourbon được tìm thấy ở Brazil,.. Kích thước của cây Caturra nó được coi như là một giống cà phê lùn. Tuy sinh ra ở Barzin nhưng Caturra bây giờ ít phổ biến ở Brasil mà trái lại phổ biến hơn ở Colombia, Costa Rica và Nicaragua. Chất lượng thường của nó tuyệt hảo. Vị chua thanh, , thể chất trung bình, mùi thơm nồng nàn và có ngọt hơn so với Bourbon thuần chủng.

Caturra
Caturra

12. Catimor

Giống Cà phê Catimor là một dòng lai của Timor và Caturra được phát triển ở Brasil nhắm mục đích cho ra đời 1 giống cà phê có sản lượng cao và đề kháng với bệnh tật. Chất lượng Catimor gần như luôn thấp kém hơn những của giống khác, chính yếu là do ảnh hưởng của giống bố Timor thuộc chủng Robusta.

Catimor
Catimor

13. Colombia

Giống cà phê Colombia, là đứa con lai của hai bố mẹ Robusta và Arabica. Giống cà phê nầy được gây giống và phát triển ở Colombia để chống lại bệnh trong khi tăng năng suất. Trong nhiều thập kỷ Colombia cố gắng cho ra đời hàng chục phiên bản được gọi là F10-F1. F10, còn được gọi là các Castillo. Và cuối cùng, hiện nay, đỉnh cao là giống cà phê Colombia chính thức, tự hào mang tên 1 đất nước. Đây là giống trồng phổ biến nhất lở Colambia. Mặc dù Colombia có mùi hương thơm nồng nan, tuyệt vời, độ chua rất cao,  xem với vị đắng có hậu, hầu như không thấy có dư vị ngọt, thể chất mạnh, được sử dụng trong các thương hiệu cà phê cao cấp.

Columbia
Columbia

14. Ethiopia

Chưa thể có số liệu khoa học chính xác để thống kê các giống cà phê nguyên thủy ở Ethiopia.. Những gì chúng ta biết được rằng có rất nhiều giống cà phê nguyên thủy bắt nguồn từ các khu rừng hoang dã của đất nước Phi Châu lạ lung này. Giống Typica bản địa từ Yemen đã được đưa đến Indonesia và sau đó được đưa đến Châu Mỹ Latinh là giống đầu tiên phát triển trong thế giới canh tác của con người. Các giống cà phê lâu đời mọc ờ Ethiopia đã dâng tặng cho nhân loại thức uống có hương vị được thèm muốn nhất trong thế giới đó. Mùi hương của các giống cà phê bản địa phi châu phong phú vô kể, có mùi xem lẫn từ sô-cô-la đến mùi bánh nướng, từ mùi của dồng cỏ đến mùi của hoa trái, mùi xi rô, mùi mật ong,,, vị thì từ ngọt ngào cho đến chua như chanh, từ đắng đến cay, rất lạ lùng. Cả 1 vương quốc để suốt đời khám phá.

Ethiopia
Ethiopia

15. Geisha

Geisha là một Giống cà phê cực kỳ hiếm hoi mà đã hoàn toàn chinh phục tất cả những người sành cà phê có tin xuất sắc nhất trên thế giới. Hương vị của nó phức tạp không diễn tả nỗi. Có người cho rằng , nó rất phức tạp và dữ dội! Giống cà phê nầy được phát hiện từ thị trấn nhỏ Gesha ở tây nam Ethiopia và được đưa đến trồng ở Costa Rica. Những cây cà phê Geisha này phát triển rất cao, tán đẹp, lá thuôn dài. Trái và hạt cà phê Geisha này cũng dài hơn so với các chủng loại cà phê khác. Chất lượng hàng đầu của giống cà phê này được sinh ra từ các đồn điền trên cao nguyên, và được hoan nghênh trên toàn thế giới. Geisha có vị ngọt ngào, hậu vị chua thanh và đắng dịu xen lẫn, hương vị phong phú cực độ, thậm chí có cả mùi trái cây chín như xoài, đu đủ, đào pha với mật ong, mùi cỏ cây, mùi trái dâu rừng chung với mùi đường mạch nha…

Geisha
Geisha

Nguồn: Mokazana

St: Xuân Đức

Urbon

Các loại giống cà phê hiện nay trên thế giới

Theo thống kê của tạp chí Mokazana thì các loại giống cà phê hiện nay trên thế giới gồm có:

1. Urbon

Giống cà phê nầy đặt được tên theo vùng đất sinh trưởng đầu tiên của nó đảo Bourbon, bây giờ là đảo Reunion nằm ở phía đông của Madagascar. Mặc dù năng suất cao hơn giống Typica, Bourbon vẫn được coi là giống cà phê có năng suất rất thấp.

Trái Bourbon khi chín có thể là màu đỏ, màu cam và thậm chí là màu vàng tùy thuộc vào từng chủng loại cụ thể. Đây là giống cà phê có hàm lượng tính axit hữu cơ phong phú nên vị của nó chua thanh, rất hấp dẫn, mùi thơm của cà phê Bourbon quyến rũ vô cùng và cảm giác về vị trong miệng khi uống rất thích thú, (thể chất) có sự quân bình, hậu vị chua thanh rất ngon. Giống nầy được người Pháp di thực và trồng ở miền cao nguyên Việt Nam từ rất lâu. Hiện nay đây là giống cà phê thơm ngon hàng đầu của cà phê Việt Nam.

Urbon
Urbon

2. Villasarchi

Villasarchi là một giống lai của cà phê Bourbon. Villasarchi sinh trưởng ở thung lũng Sarchi phía Tây thành phố Costa Rica. Các nhánh của cây cà phê này mọc xiên từ thân một góc 45 độ phân tán một vùng lá bao phủ quanh cây rất cân đối. Villasarchi sinh trưởng tốt ở vùng đất có độ cao lớn, dưới tán cây bóng mát và giống cà phê này thích hợp với phương cách canh tác hữu cơ, vì nó không ưa các loại phân bón hóa học. Trái của Villasarchi có tông màu đỏ sáng trông rất đẹp và hấp dẫn, vị khá chua một cách thanh tao xen lẫn với một độ đắng-ngọt rất huyền bí, tạo một cảm giác lạ khi uống.

Villasarchi
Villasarchi

3. Typica

Arabica Typica là giống cà phê lâu đời nhất, nó chính là giống cà phê đầu tiên được con người phát hiện ở vùng Kaffa của Ethiopia thế kỷ trước mà người ta hay kể như câu chuyện của một chàng chăn dê nọ. Hạt giống của cà phê Typica được mang đến Mỹ bởi một sĩ quan hải quân người Pháp vào những năm 1700. Typica có năng suất rất thấp, kích thước hạt nhỏ, hình bầu dục. Tuy nhiên, chất lượng của Typica là tuyệt vời thể hiện hương vị xuất sắc, vị đắng ngọt pha lẫn 1 chút chua nhẹ, thể chất mạnh và quân bình.

Ethiopia-typica
Ethiopia-typica

4. Villalobos

Villalobos là dòng đột biến của Typica. Villalobos phát triển nhiều ở Costa Rica. Cây cà phê Villalobos có hình dạng, sinh trưởng tương tự như dòng nảy sinh từ Typica. Villalobos sinh trưởng rất tốt ở độ cao trung bình, và không thích hợp với nơi có gió. Phẩm chất của giống cà phê này được cho là tối ưu khi trồng nó đưới bóng râm mát. Villalobos được biết đến với vị ngọt nổi bật của nó và độ chua mạnh rất độc đáo.

 

Villalobos
Villalobos

5. SL-28

Đây là giống cà phê có nguồn gốc Kenya được phòng thí nghiệm của Viện Thực vật học ‘SL’ của Pháp lai tạo, và cho phát sinh độ biến ra trong năm 1930. Sứ mệnh của dự này án là lai tạo, gây đột biến, cấy ghép, nuôi trồng giống cà phê danh tiếng Moka từ Yemen để tìm ra tìm ra giống cà phê có chất lượng cao, năng suất cao và kháng các chủng bệnh.Giống cà phê SL28 đã ra đời sau bao công khó dù năng suất vẫn còn khá nhỏ. Giống cà phê này có lá màu cùng màu và kích cỡ hạt khá lớn.Hương vị rất thơm ngon, đặc biệt mùi hương rất phong phú, hòa quyện hàng trăm phân tử hương trong tách cà phê, thu hút người thưởng thức đấn ngây người.

SL-28
SL-28

6. SL34

SL34 cũng là một giống đột biến khác của viện Nghiên Cứu thực vật Pháp. Cũng từ giống Bourbon nổi tiếng và danh giá Sl-34 ra đời chung với anh em của nó trong năm 1930. Giống nầy nổi trội lên trong thị trường cà phê với chất lượng hàng đầu khi trồng ở độ cao trung bình đến cao Ưu điểm của giống nầy là dễ trồng, kháng bệnh tốt, chịu mưa, chịu gió. SL34 có hương vị đặc trưng của giống bố Bourbon nổi tiếng , nên đô chua của nó phức tạp, cảm giác về vị rất mạnh nặng nhưng lại để hậu vị ngọt thanh trong vòm họng, làm ngây ngất say mê biết bao con người sành điệu cà phê.

SL-34
SL-34

7. Ruiru 11

Đây là giống cà phê mới sản sinh, có nguồn gốc từ cây cà phê Kenya lùn được phòng thí nghiệm của viện Nghiên cứu Thực vật ‘SL’ tạo ra trong năm 1980.Ý tưởng của dự án này là tạo ra một chủng kháng bệnh gỉ sắt cao mà vẫn cho ra các hạt cà phê chất lượng tốt và năng suất cao. Người ta cho giống cà phê Timor, một dòng lai của Arabica và Robusta, và đem cho được lai tạo 1 lần nữa với giống cà phê Rume Sudan, một trong những giống Typica ban đầu, được biết đến với khả năng chịu bệnh kiên cường mọc ở Châu Phi. Kết quả là Ruiru 11 ra đời với chất lượng tuyệt vời.

Ruiru 11
Ruiru 11

8. Pacamara

Pacamara là giống lai của chủng Pacas và chủng Maragogype. Dường như giống nầy đã được tạo ra ở El Salvador. Kích cỡ của cây cà phê lẫn hạt cà phê Pacamara rất lớn, di truyền theo gien “bố” Maragogype của nó.. Pacamara có xu hướng thể hiện chất lượng tốt hơn khi được canh tác ở độ cao hơn. Hương vị của nó rất đặc trưng, thể hiện xuất sắc ở độ đáng dịu pha lẫn chua thanh, tính thăng hoa trong cảm xúc vị giác và hậu vị lưu luyến lại dài.

Pacamara
Pacamara

9. Jember

Jember, hoặc S795, là bà con của giống Typica từ Châu phi được mang tới đất nước ngìn đảo, Indonesia. Giống cà phê nầy đã phát triển lâu đời ở Yemen trước khi đến Ấn Độ và cuối cùng là dừng chân ở Indonesia. Giống cà phê này được gọi là Jember của nông dân Indonesia kể từ khi được hạt giống của nó được phân phối cho họ bởi trung tâm nghiên cứu cà phê Jember ở Surabaya, một trong 2 thành phố lớn nhất nằm ở phía Đông đảo Java, Indonesia.. Giống nầy đặc biệt cho ra tách cà phê có màu nước nâu đậm bởi hàm lượng của đường caramel lớn chứa trong hạt và mùi nặng mang hương của xi-rô, mùi trái cây chín ngọt, rất hay.

Jember
Jember

10. Catuai

Catuai là một giống cà phê lùn đó là khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Catuai là một dòng lai của Novo Mondo và Caturra varietals và bắt nguồn từ Brasil.. Bây giờ thì có thể tìm thấy giống này mọc khắp Trung Mỹ. Trái cà phê Catuai khi chín có thể có màu đỏ và hay màu vàng hơm. Đây là 1 nét độc đáo. Giống cho ra trái màu vàng có thể chất và tạo cảm giác trong miệng mạnh hơn.. Chủng Catuai đỏ có hương vị thanh tao hơn.

Catuai
Catuai

Còn tiếp…

Nguồn: Mokazana

St: Xuân Đức

 

 

Highlandcoffee.com.vn

Hướng dẫn cách làm cà phê Cappuccino ngon

Gần như ai cũng quá quen thuộc vơi mùi vị cà phê và trên thế giới cũng không ít nghiền ghiền cà phê. Do đó, người thưởng thức cà phê cũng là một nghệ sỹ thực thụ khi đã sáng tạo ra rất nhiều kiểu đồ uống khác nhau trên thế giới. Chúng tôi xin được giới thiệu đến quý vị cách làm một ly cà phê Cappuccino sao cho ngon.

Cà phê Cappuccino là món đồ uống có nguồn gốc từ Ý, bao gồm cà phê Espresso, sữa và sữa đã đánh bông thành kem. Khi uống bạn có thể cho thêm đường hay không tùy khẩu vị. Thường thì dùng với Chocolate.

Highlandcoffee.com.vn
Highlandcoffee.com.vn

Chúng tôi xin được hướng dẫn cách làm cà phê Cappuccino ngon đến các bạn như sau:

Nguyên liệu :

  • Ly 200ml
  • Cà phê Espresso nguyên chất
  • 110ml bọt sữa còn nóng.

Cách làm:

  • Đánh sữa tươi nổi lên thành bọt sữa mịn.
  • Hòa cà phê với bọt sữa tươi
Highlandcoffee.com.vn
Highlandcoffee.com.vn

Thật đơn giản và dễ dàng phải không. Chúc các bạn làm thành công nhé!

Sưu tầm: Xuân Đức

Cà phê nguyên chất 100%

Chuyên cung cấp cà phê bột nguyên chất

Chúng tôi chuyên cung cấp cà phê bột nguyên chất – dòng cà phê sữa đã được phối trộn các thành phần như: Moka, Arabica, Robusta và Culi một cách hài hòa để cho ra đời dòng cà phê chuyên uống với sữa hoặc sữa đá. Được đóng gói và ép chân không nên được bảo quản lâu hơn so với thông thường.

Cà phê sữa đá
Cà phê sữa đá

Hoặc nếu quý vị có nhu cầu chúng tôi có thể đóng gói bằng túi van một chiều để tránh túi quá căng phồng (Vì cà phê nguyên chất sẽ sinh hơi trong quá trình lưu trữ); Chúng tôi còn nhận phối trộn tỉ lệ cà phê hoặc tạo gu riêng theo yêu cầu của quý khách.

Giá niêm yết: 130k/kg

Hoặc tham khảo giá cho tất cả các loại cà phê của chúng tôi đã được niêm yết tại đây.

Hãy liên lạc với chúng tôi để biết giá tốt nhất hoặc tỉ lệ chiết khấu dành cho cấp đại lý tại đây.

Xuân Đức