Tag Archives: Giống Cà phê

Hình ảnh: Internet

Nguồn gốc cà phê Moka Cầu Đất

Moka khởi nguyên là tên của thành phố cảng Mocha ở Yemen. Quay trở lại thời xa xưa, người ta tin rằng trong chuyến đi đầy sóng gió của Giáo sĩ Marco Polo (1254-1324) từ Châu Âu đến với thế giới Ả Rập, đoàn tùy tùng của ông đã buộc phải lên bờ để tiếp thêm lương thực và nước uống tại Ṣūr (thuộc Tyre, Lebanon ngày nay), bởi thuyền của ông đã không được cung cấp đủ chỗ chứa nhiều nhu yếu phẩm trên tàu.

Trên thị trường nơi đây Polo nhận thấy một người Yemen mang cà phê từ Mocha đến bán, ông đã mua một số và trở về Châu Âu với cùng nhiều thứ hàng hóa khác. Tuy nhiên hạt cà phê Mocha vẫn chưa được biết đến rộng rãi ở Châu Âu vào thời ấy mà phải đợi cho đến thế kỷ 17

Hình ảnh: Internet
Hình ảnh: Internet

Trong khoảng năm 1595 một Giáo sỹ Dòng Tên là Pedro Páez, được cho là người đầu tiên nếm thử cái vị cà phê Mocha nổi tiếng ấy, thuật ngữ “Cà phê Mocha” liên kết với cái tên Socola và biến thành hỗn hợp Coffee-Chocolate thì đúng là một kết quả của sự ảnh hưởng từ Châu Âu, chứ người dân Mocha không trồng mà cũng chẳng nhập Socola. Nhờ vị trí đặc biệt như nằm ngay trong cái miệng của Biển Đỏ, mà thành phố cảng Mocha thời ấy nhộn nhịp bởi sự giao lưu hàng hóa, nơi ăn ở nghỉ của các đội tàu giữa các nước trong vùng Ấn độ dương – châu Á nối với Lục địa Đen.

Chúng ta đã biết giống cà phê nói chung đã theo chân của đoàn quân viễn chinh Pháp khi vào Việt Nam, vào thế kỷ 19, những nhà Nông học Pháp thời đó thật là tinh tế và nhạy bén khi họ chọn trồng giống cà phê Mocha trên những đồi núi chập chùng của Cao nguyên Lâm Viên, trong cùng một độ vĩ là 12 và độ cao cũng trong tầm 1500-1600m trên mặt biển như  chính trên quê hương của hạt Mocha.

Trong suốt vĩ tuyến ngang tầm với Mocha, Yemen và Đà Lạt, Việt nam, không có một nước nào có địa hình với độ cao trong khoảng 1500-1600m để có thể trồng được cà phê Mocha.

Hình ảnh: Internet
Hình ảnh: Internet

Chúng ta thường gặp rất nhiều nơi quảng cáo bán cà phê Moka, nhưng điều trớ trêu là hỏi ngay cả người bán hạt cà phê Moka hình thù chính xác của nó ra làm sao, thì mỗi người sẽ chỉ cho chúng ta mỗi cách nhận diện khác nhau, còn người uống thì phần lớn chỉ biết cà phê Moka thơm ngon qua lời kể của những hoài niệm xưa và nghe nói nổi tiếng hơn các loại khác, chứ thực sự Moka thơm ngon ra làm sao thì có Trời mới tả cho chính xác.

Chưa nói đến hạt cà phê Moka mỗi vùng trên thế giới có thể to nhỏ, tròn méo, nhiều ít khác nhau, chỉ nói riêng tại Việt Nam thôi, thì loại cà phê này hiện còn rất ít tại Đà Lạt, nguyên nhân chính dẫn đến điều này là vì năng suất của cây Moka rất thấp, sức chống chọi với sâu bệnh kém, cành lá thì xác xơ so với loại Catimor cũng là một chủng thuộc Arabica, nhưng to khỏe cho trái nhiều. Vì thế mà người ta loại bỏ dần loại cây Moka bởi khi mà không ai trả tiền thêm cho sự tinh túy thì dĩ nhiên phải “quý hồ đa, bất quý hồ tinh” vậy.

Moka
Moka

Một số người trồng tại Đà Lạt ngày nay đã có ý thức hơn về sự bảo tồn giống cổ, họ vẫn giữ gìn và để xen cho cây Moka phát triển cùng với giống Catimor, tuy không phải tất cả đều được trả công xứng đáng cho một loài cây có năng suất thấp và dễ bị sâu bệnh này.

Với độ cao bình quân trong khoảng 1500-1600m trên mặt biển, lại nằm trong dãy vĩ độ thích hợp nhất là những điều kiện tối cần và là nơi cư ngụ lý tưởng để những cây Moka phát triển, cho ra những hạt có chất lượng thơm ngon không thua kém bất kỳ một loại cà phê có chất lượng cao nào trên thế giới.

Vào khoảng đầu năm 2000, một Công ty Nhật đã lập một dự án đầu tư cho người Nông dân để thuyết phục họ giữ lại giống cây này để cho Công ty sẽ bao tiêu độc quyền tất cả, tuy nhiên sau đó vì nhiều vấn đề mà dự án này đã không thực hiện được, xem ra cũng không dễ gì để gìn giữ của hiếm mà lịch sử và thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.

Cà phê sữa
Cà phê sữa

Sưu tầm và tổng hợp: Xuân Đức

Geisha

Các loại giống cà phê hiện nay trên thế giới (tiếp theo và hết)

Tiếp theo kỳ trước, chúng tôi xin được giới thiệu tiếp các loại giống cà phê hiện nay trên thế giới (tiếp theo và hết).

11. Caturra

Caturra là một đột biến năng suất cao hơn của Bourbon được tìm thấy ở Brazil,.. Kích thước của cây Caturra nó được coi như là một giống cà phê lùn. Tuy sinh ra ở Barzin nhưng Caturra bây giờ ít phổ biến ở Brasil mà trái lại phổ biến hơn ở Colombia, Costa Rica và Nicaragua. Chất lượng thường của nó tuyệt hảo. Vị chua thanh, , thể chất trung bình, mùi thơm nồng nàn và có ngọt hơn so với Bourbon thuần chủng.

Caturra
Caturra

12. Catimor

Giống Cà phê Catimor là một dòng lai của Timor và Caturra được phát triển ở Brasil nhắm mục đích cho ra đời 1 giống cà phê có sản lượng cao và đề kháng với bệnh tật. Chất lượng Catimor gần như luôn thấp kém hơn những của giống khác, chính yếu là do ảnh hưởng của giống bố Timor thuộc chủng Robusta.

Catimor
Catimor

13. Colombia

Giống cà phê Colombia, là đứa con lai của hai bố mẹ Robusta và Arabica. Giống cà phê nầy được gây giống và phát triển ở Colombia để chống lại bệnh trong khi tăng năng suất. Trong nhiều thập kỷ Colombia cố gắng cho ra đời hàng chục phiên bản được gọi là F10-F1. F10, còn được gọi là các Castillo. Và cuối cùng, hiện nay, đỉnh cao là giống cà phê Colombia chính thức, tự hào mang tên 1 đất nước. Đây là giống trồng phổ biến nhất lở Colambia. Mặc dù Colombia có mùi hương thơm nồng nan, tuyệt vời, độ chua rất cao,  xem với vị đắng có hậu, hầu như không thấy có dư vị ngọt, thể chất mạnh, được sử dụng trong các thương hiệu cà phê cao cấp.

Columbia
Columbia

14. Ethiopia

Chưa thể có số liệu khoa học chính xác để thống kê các giống cà phê nguyên thủy ở Ethiopia.. Những gì chúng ta biết được rằng có rất nhiều giống cà phê nguyên thủy bắt nguồn từ các khu rừng hoang dã của đất nước Phi Châu lạ lung này. Giống Typica bản địa từ Yemen đã được đưa đến Indonesia và sau đó được đưa đến Châu Mỹ Latinh là giống đầu tiên phát triển trong thế giới canh tác của con người. Các giống cà phê lâu đời mọc ờ Ethiopia đã dâng tặng cho nhân loại thức uống có hương vị được thèm muốn nhất trong thế giới đó. Mùi hương của các giống cà phê bản địa phi châu phong phú vô kể, có mùi xem lẫn từ sô-cô-la đến mùi bánh nướng, từ mùi của dồng cỏ đến mùi của hoa trái, mùi xi rô, mùi mật ong,,, vị thì từ ngọt ngào cho đến chua như chanh, từ đắng đến cay, rất lạ lùng. Cả 1 vương quốc để suốt đời khám phá.

Ethiopia
Ethiopia

15. Geisha

Geisha là một Giống cà phê cực kỳ hiếm hoi mà đã hoàn toàn chinh phục tất cả những người sành cà phê có tin xuất sắc nhất trên thế giới. Hương vị của nó phức tạp không diễn tả nỗi. Có người cho rằng , nó rất phức tạp và dữ dội! Giống cà phê nầy được phát hiện từ thị trấn nhỏ Gesha ở tây nam Ethiopia và được đưa đến trồng ở Costa Rica. Những cây cà phê Geisha này phát triển rất cao, tán đẹp, lá thuôn dài. Trái và hạt cà phê Geisha này cũng dài hơn so với các chủng loại cà phê khác. Chất lượng hàng đầu của giống cà phê này được sinh ra từ các đồn điền trên cao nguyên, và được hoan nghênh trên toàn thế giới. Geisha có vị ngọt ngào, hậu vị chua thanh và đắng dịu xen lẫn, hương vị phong phú cực độ, thậm chí có cả mùi trái cây chín như xoài, đu đủ, đào pha với mật ong, mùi cỏ cây, mùi trái dâu rừng chung với mùi đường mạch nha…

Geisha
Geisha

Nguồn: Mokazana

St: Xuân Đức

Urbon

Các loại giống cà phê hiện nay trên thế giới

Theo thống kê của tạp chí Mokazana thì các loại giống cà phê hiện nay trên thế giới gồm có:

1. Urbon

Giống cà phê nầy đặt được tên theo vùng đất sinh trưởng đầu tiên của nó đảo Bourbon, bây giờ là đảo Reunion nằm ở phía đông của Madagascar. Mặc dù năng suất cao hơn giống Typica, Bourbon vẫn được coi là giống cà phê có năng suất rất thấp.

Trái Bourbon khi chín có thể là màu đỏ, màu cam và thậm chí là màu vàng tùy thuộc vào từng chủng loại cụ thể. Đây là giống cà phê có hàm lượng tính axit hữu cơ phong phú nên vị của nó chua thanh, rất hấp dẫn, mùi thơm của cà phê Bourbon quyến rũ vô cùng và cảm giác về vị trong miệng khi uống rất thích thú, (thể chất) có sự quân bình, hậu vị chua thanh rất ngon. Giống nầy được người Pháp di thực và trồng ở miền cao nguyên Việt Nam từ rất lâu. Hiện nay đây là giống cà phê thơm ngon hàng đầu của cà phê Việt Nam.

Urbon
Urbon

2. Villasarchi

Villasarchi là một giống lai của cà phê Bourbon. Villasarchi sinh trưởng ở thung lũng Sarchi phía Tây thành phố Costa Rica. Các nhánh của cây cà phê này mọc xiên từ thân một góc 45 độ phân tán một vùng lá bao phủ quanh cây rất cân đối. Villasarchi sinh trưởng tốt ở vùng đất có độ cao lớn, dưới tán cây bóng mát và giống cà phê này thích hợp với phương cách canh tác hữu cơ, vì nó không ưa các loại phân bón hóa học. Trái của Villasarchi có tông màu đỏ sáng trông rất đẹp và hấp dẫn, vị khá chua một cách thanh tao xen lẫn với một độ đắng-ngọt rất huyền bí, tạo một cảm giác lạ khi uống.

Villasarchi
Villasarchi

3. Typica

Arabica Typica là giống cà phê lâu đời nhất, nó chính là giống cà phê đầu tiên được con người phát hiện ở vùng Kaffa của Ethiopia thế kỷ trước mà người ta hay kể như câu chuyện của một chàng chăn dê nọ. Hạt giống của cà phê Typica được mang đến Mỹ bởi một sĩ quan hải quân người Pháp vào những năm 1700. Typica có năng suất rất thấp, kích thước hạt nhỏ, hình bầu dục. Tuy nhiên, chất lượng của Typica là tuyệt vời thể hiện hương vị xuất sắc, vị đắng ngọt pha lẫn 1 chút chua nhẹ, thể chất mạnh và quân bình.

Ethiopia-typica
Ethiopia-typica

4. Villalobos

Villalobos là dòng đột biến của Typica. Villalobos phát triển nhiều ở Costa Rica. Cây cà phê Villalobos có hình dạng, sinh trưởng tương tự như dòng nảy sinh từ Typica. Villalobos sinh trưởng rất tốt ở độ cao trung bình, và không thích hợp với nơi có gió. Phẩm chất của giống cà phê này được cho là tối ưu khi trồng nó đưới bóng râm mát. Villalobos được biết đến với vị ngọt nổi bật của nó và độ chua mạnh rất độc đáo.

 

Villalobos
Villalobos

5. SL-28

Đây là giống cà phê có nguồn gốc Kenya được phòng thí nghiệm của Viện Thực vật học ‘SL’ của Pháp lai tạo, và cho phát sinh độ biến ra trong năm 1930. Sứ mệnh của dự này án là lai tạo, gây đột biến, cấy ghép, nuôi trồng giống cà phê danh tiếng Moka từ Yemen để tìm ra tìm ra giống cà phê có chất lượng cao, năng suất cao và kháng các chủng bệnh.Giống cà phê SL28 đã ra đời sau bao công khó dù năng suất vẫn còn khá nhỏ. Giống cà phê này có lá màu cùng màu và kích cỡ hạt khá lớn.Hương vị rất thơm ngon, đặc biệt mùi hương rất phong phú, hòa quyện hàng trăm phân tử hương trong tách cà phê, thu hút người thưởng thức đấn ngây người.

SL-28
SL-28

6. SL34

SL34 cũng là một giống đột biến khác của viện Nghiên Cứu thực vật Pháp. Cũng từ giống Bourbon nổi tiếng và danh giá Sl-34 ra đời chung với anh em của nó trong năm 1930. Giống nầy nổi trội lên trong thị trường cà phê với chất lượng hàng đầu khi trồng ở độ cao trung bình đến cao Ưu điểm của giống nầy là dễ trồng, kháng bệnh tốt, chịu mưa, chịu gió. SL34 có hương vị đặc trưng của giống bố Bourbon nổi tiếng , nên đô chua của nó phức tạp, cảm giác về vị rất mạnh nặng nhưng lại để hậu vị ngọt thanh trong vòm họng, làm ngây ngất say mê biết bao con người sành điệu cà phê.

SL-34
SL-34

7. Ruiru 11

Đây là giống cà phê mới sản sinh, có nguồn gốc từ cây cà phê Kenya lùn được phòng thí nghiệm của viện Nghiên cứu Thực vật ‘SL’ tạo ra trong năm 1980.Ý tưởng của dự án này là tạo ra một chủng kháng bệnh gỉ sắt cao mà vẫn cho ra các hạt cà phê chất lượng tốt và năng suất cao. Người ta cho giống cà phê Timor, một dòng lai của Arabica và Robusta, và đem cho được lai tạo 1 lần nữa với giống cà phê Rume Sudan, một trong những giống Typica ban đầu, được biết đến với khả năng chịu bệnh kiên cường mọc ở Châu Phi. Kết quả là Ruiru 11 ra đời với chất lượng tuyệt vời.

Ruiru 11
Ruiru 11

8. Pacamara

Pacamara là giống lai của chủng Pacas và chủng Maragogype. Dường như giống nầy đã được tạo ra ở El Salvador. Kích cỡ của cây cà phê lẫn hạt cà phê Pacamara rất lớn, di truyền theo gien “bố” Maragogype của nó.. Pacamara có xu hướng thể hiện chất lượng tốt hơn khi được canh tác ở độ cao hơn. Hương vị của nó rất đặc trưng, thể hiện xuất sắc ở độ đáng dịu pha lẫn chua thanh, tính thăng hoa trong cảm xúc vị giác và hậu vị lưu luyến lại dài.

Pacamara
Pacamara

9. Jember

Jember, hoặc S795, là bà con của giống Typica từ Châu phi được mang tới đất nước ngìn đảo, Indonesia. Giống cà phê nầy đã phát triển lâu đời ở Yemen trước khi đến Ấn Độ và cuối cùng là dừng chân ở Indonesia. Giống cà phê này được gọi là Jember của nông dân Indonesia kể từ khi được hạt giống của nó được phân phối cho họ bởi trung tâm nghiên cứu cà phê Jember ở Surabaya, một trong 2 thành phố lớn nhất nằm ở phía Đông đảo Java, Indonesia.. Giống nầy đặc biệt cho ra tách cà phê có màu nước nâu đậm bởi hàm lượng của đường caramel lớn chứa trong hạt và mùi nặng mang hương của xi-rô, mùi trái cây chín ngọt, rất hay.

Jember
Jember

10. Catuai

Catuai là một giống cà phê lùn đó là khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Catuai là một dòng lai của Novo Mondo và Caturra varietals và bắt nguồn từ Brasil.. Bây giờ thì có thể tìm thấy giống này mọc khắp Trung Mỹ. Trái cà phê Catuai khi chín có thể có màu đỏ và hay màu vàng hơm. Đây là 1 nét độc đáo. Giống cho ra trái màu vàng có thể chất và tạo cảm giác trong miệng mạnh hơn.. Chủng Catuai đỏ có hương vị thanh tao hơn.

Catuai
Catuai

Còn tiếp…

Nguồn: Mokazana

St: Xuân Đức

 

 

purecafe.com.vn

Ghép Cà phê như thế nào cho đúng cách

Bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu đến bà con nông dân phương pháp ghép Cà phê như thế nào cho đúng cách.

Một số Bà con cũng đã ghe rất quen từ “Cà phê ghép” nhưng cụ thể như thế nào thì xin được trình bày như sau.

Cà phê ghép là hình thức lấy ngọn (hoặc chồi) của Cây cà phê này ghép vào ngọn (hoặc chồi) của cây Cà phê khác. Mục đích là để cải tạo giống Cà phê.

Ví dụ, bạn có một cây Cà phê rất sum suê cành lá, kháng bệnh tốt nhưng lại thưa trái. Chứng tỏ cây này có bộ rễ tốt. Người ta sẽ cắt ngang cây để kích thích lên chồi non, sau đó tìm một chồi Cà phê có kích thước tương đương và cho nhiều trái, năng suất cao và tiến hành ghép. Việc ghép chồi có mặt hạn chế là tỉ lệ sống tương đối thấp (chỉ khoảng 60%) nhưng chọn giống được như ý muốn và nhanh cho thu hoạch vì cây Cà phê đã có gốc với bộ rễ đã phát triễn hoàn chỉnh

Cà phê ghép

Hiệu quả ban đầu cho thấy, phương pháp ghép chồi cần thận trọng ở các khâu cưa gốc và kỹ thuật ghép chồi: chỉ chọn những cây có u ở thân để chồi phát triển, không nên cưa thân bằng phẳng hay lõm xuống mà mặt cưa phải có độ chênh hướng về phía mặt trời mọc và xoay lưng về phía mặt trời lặn để hạn chế việc nứt thân.

Chồi chọn để ghép không quá già hoặc quá non vì già thì ít nhựa, khó bám dính còn non thì dễ bị khô héo trong tuần đầu tiên. Chỉ nên để lại từ 2~3 cặp lá non, vát bớt diện tích lá sau đó gọt hình cây nêm dẹt và nhét vào khe hở đã chẻ sẵn, quấn nilon mỏng để cố định vị trí và bảo vệ vết thương.

Cuối cùng che chắn cẩn thận trong ít nhất 30 ngày đầu để liền sẹo và tránh nước hay ánh năng làm hỏng chồi ghép.

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Chi phí đầu tư theo phương pháp ghép cải tạo thấp hơn rất nhiều so với đầu tư cho cây cà phê truyền thống; chủ yếu sử dụng phân đạm; rút ngắn được thời gian chăm sóc; cây sớm cho thu hoạch hơn so với trồng cây mới… đó là những lợi thế của mô hình ghép chồi tái canh so với việc nhổ bỏ vườn cà phê cũ để trồng mới hoàn toàn. Với kiểu tái canh này, không nên cho cây ra trái hay thu hoạch ở năm đầu tiên vì như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ và chất lượng của cà phê.

Nếu sử dụng bài viết phải ghi rõ nguồn: highlandcoffee.com.vn