Tag Archives: cà phê nguyên chất

Năng động - tự tin hơn khi uống cà phê nguyên chất

Da sáng mịn nhờ đắp mặt nạ cà phê

Da sáng mịn nhờ đắp mặt nạ cà phê:

Cà phê có chất caffeine có tác dụng loại bỏ lượng máu dư thừa dưới mắt và chống lão hóa nên được sử dụng để làm đẹp. Dùng cà phê để đăp mặt nạ sẽ tăng tính đàn hồi và mang lại vẻ sáng mịn cho da. Chưa hết, mặt nạ và bã cà phê còn có tác dụng tẩy da chết, làm kem dưỡng da và chống nhăn hiệu quả. Ngoài ra, nó có thể giúp tóc bạn mượt mà, óng ả.

Da đẹp với mặt nạ cà phê nguyên chất
Da đẹp với mặt nạ cà phê nguyên chất
  1. Tẩy da chết

Bã cà phê giúp làm săn chắc và sáng da, thu nhỏ lỗ chân lông, kem mát-xa giúp loại bỏ tế bào chết trên da và tái tạo những tế bào mới, dầu ô liu giúp làn da tươi sáng mịn màng.

  1. Trị mắt thâm quầng và bọng mắt

Muốn tìm lại vẻ đẹp cho “cửa sổ tâm hồn” hãy dùng bông gòn thấm nước cà phê đen lên mắt, nằm thư giãn khoảng 10 phút. Lưu ý không rắc bột cà phê lên mắt vì điều này sẽ rất nguy hiểm.

  1. Hình ảnh: Internet
    Hình ảnh: Internet

    Kem dưỡng ẩm và làm tươi mát làn da

Trước hết, bạn cần pha cà phê thật đậm rồi rót vào vỉ làm đá, cho vào tủ đông lạnh. Sau đó, bạn có thể dùng những viên đá cà phê này chà xát lên mặt, loại kem dưỡng từ cà phê này sẽ giúp tăng cường độ ẩm và làm tươi mát làn da một cách hiệu quả.

  1. Kem dưỡng làm da tươi sáng và mềm mịn

Vào mỗi buổi sáng, bạn nên dùng miếng gạc cotton nhúng vào nước cà phê hơi ấm để lau mặt, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Cách làm này sẽ giúp làn da bạn tươi sáng và mềm mịn hơn.

  1. Mặt nạ chống nếp nhăn

Bạn chỉ cần pha loãng hỗn hợp gồm 1 muỗng bột lúa mạch đen, một ít nước cà phê được làm lạnh, trộn đều đến khi đặc sệt. Tiếp đến, cho thêm 1 lòng đỏ trứng vào rồi trộn đều. Đắp hỗn hợp này lên mặt trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Cách làm này giúp hạn chế nếp nhăn xuất hiện trên làn da của bạn.

  1. Hình ảnh: internet
    Hình ảnh: internet

    Chống lại hiện tượng Cellulite (hiện tượng nếp nhăn ở đùi và bụng)

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “xuống sắc” và “xuống sức” của con người là sự “tấn công” của những vùng mỡ tích tụ trên da, làm mất đi đường nét thon thả của cơ thể, thậm chí còn làm da thô sần. Đó chính là khi cơ thể bạn có dấu hiệu cellutite (mỡ bị bao bọc bởi độc tố tôxin). Để có thể khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng cà phê xay nhuyễn (hơi nóng) rải đều lên vùng da có “vấn đề” rồi dùng bao ni lông bao phủ lại trong vòng15 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Bạn cứ làm như vậy khoảng 2 lần trong tuần sẽ mang lại hiệu quả.

  1. Hỗn hợp làm đẹp tóc

Bạn có thể trộn cà phê xay nhuyễn với loại dầu thường gội yêu thích rồi gội đầu và mát xa cho tóc một cách nhẹ nhàng. Cách làm này có thể làm cho mái tóc của bạn trở nên bóng mượt và đen hơn. Bạn cũng có thể dùng 1 lòng đỏ trứng gà trộn với 1 muỗng rượu rum, 2 muỗng nước ấm, 1 muỗng cà phê xay nhuyễn và dầu thực vật. Trộn đều các nguyên liệu này với nhau rồi thoa lên tóc khoảng 5 phút, gội sạch bằng nước ấm. Nếu muốn làm cho mái tóc đen và bóng mượt nhanh chóng, bạn có thể xịt nước cà phê lạnh lên tóc rồi dùng lược chải đều.

Hình ảnh: internet
Hình ảnh: internet

Cà phê nguyên chất

 

Nguồn: Eva

Cà phê nguyên chất 100%

Cơ hội trải nghiệm uống cà phê thật 100%

Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về trồng cà phê Robusta (Braxin và Indonesia chỉ trồng chủ yếu cà phê Arabica thôi nên đừng có nhầm lẫn nha các bạn). Đặc tính ưu việt của cà phê Robusta chúng tôi đã có bài viết so sánh sự khác biệt giữa cà phê Robusta và Arabica . Và cũng đã có bài viết cách phân biệt cà phê thật trong kỳ trước rồi.

Nhưng vấn nạn cà phê giả, cà phê trộn tạp chất, cà phê hóa chất tràn lan đã làm cho người tiêu dùng hiểu và cảm nhận một cách sai lệch mùi vị thật của cà phê. Có thể bạn chưa hề biết hương vị thật của cà phê thực sự như thế nào, chát, chua, đắng hay ngọt? tại sao không nắm bắt Cơ hội trải nghiệm uống cà phê thật 100% trong dịp này?

Nhân dịp Tết nguyên đán 2015 và cũng để thể hiện lòng tri ân đối với khách hàng của Purecafe trong một năm vừa qua, chúng tôi có chương trình khuyến mãi đặc biệt giảm giá 25% cho tất cả các dòng cà phê bột (không áp dụng dòng cà phê bột dành cho quán).

Với bao bì thiết kế sang trọng, đẹp mắt và thân thiện với môi trường (túi giấy Kraff 04 lớp) sẽ bảo quản cà phê tốt cũng là món quà nhiều ý nghĩa trong dịp Tết nguyên đán này.

Chi tiết xin vui lòng truy cập vào đường link  tại đây.

Hoặc liên lạc cho chúng tôi tại đường link này.

Cà phê nguyên chất 100%
Cà phê nguyên chất 100%

Chúng tôi cam kết sử dụng cà phê thật 100%, nói không với cà phê tạp chất, cà phê hóa chất!

 

Posted by Xuan Duc

Robusta

Tây Nguyên vào mùa thu hoạch cà phê – Điệp khúc được mùa rớt giá lại vang lên!

Hàng năm, khi tới tháng 9, 10 Âm lịch, khắp miền đất đỏ bazan lại rộn ràng mùa cà phê chín mọng sau một năm chăm sóc vất vả. Du khách tới Tây Nguyên hầu như lúc nào cũng thấy không khí rộn ràng, người người nhà nhà tấp nập từ nương rẫy cà phê tới những khoảng sân phơi.

Từ thời điểm nhữ thập niên 90, giá cà phê nhân khoảng từ 40.000 đến 50.000/kg (giá vàng thời điểm đó chỉ có 160.000/chỉ), vậy mà sau gần 25 năm (đến thời điểm hiện tại) giá cà phê cũng chỉ có 42.000/kg đầu vụ. Vào chính vụ thu hoạch thì còn giảm sâu nữa, đôi lúc chỉ còn 36.000/kg. Trừ chi phí đầu tư người nông dân chỉ còn chút đỉnh lo toan cho cuộc sống.

Robusta
Robusta

Để việc thu hoạch diễn ra nhanh chóng, người nông dân thường bắt đầu ngày làm việc từ sáng sớm khi mà nương rẫy cà phê đang chìm ngập trong sương mù, quần áo ướt nhẹt vừa lạnh vừa bẩn. Khi ấy, một tấm bạt lớn được trải dưới gốc cây để hứng quả cà phê chín tuốt từ cành. Cứ thế, tấm bạt được kéo từ gốc này sang gốc khác tới khi đầy, người thu hoạch lọc bỏ lá rụng và cành gẫy sau đó mới đem phơi.

Thu hoạch cà phê
Thu hoạch cà phê

Thời gian phơi lại tùy theo điều kiện thời tiết để kéo dài từ 6 đến 30 ngày. Khi quá trình này kết thúc, phần lớn thành phẩm được rao bán đến những nhà máy, còn lại các hộ gia đình tự rang xay. Thông thường, thời gian rang một mẻ cà phê đã lột vỏ tại nhà mất 30 phút và thực hiện thủ công thuần túy.

Một số du khách thường lầm tưởng quả cà phê phải có mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, thực tế cà phê chỉ có mùi sau khi rang chín. Do vậy, trong quá trình sơ chế, mỗi gia đình lại có những bí quyết riêng tạo độ thơm cùng hương vị đậm đà. Mỗi mùa thu hoạch đi qua, người dân Tây Nguyên thường giữ lại chút cà phê trong nhà như món quà tự thưởng bản thân sau một năm vất vả chăm bón.

Qua giai đoạn này, tới tháng Ba, hoa cà phê lại nở trắng, bồng bềnh trên từng nương rẫy. Tây Nguyên khi ấy sẽ khoác lên mình màu áo mới dịu dàng và điệu đà, bắt đầu một chu kỳ mới chờ nắng gió, người chăm sóc để kết thành chùm quả. Mình vẫn còn nhớ như in mùi hương hoa cà phê thơm ngào ngạt trên đường đi học về. Thương quá Tây Nguyên ơi!

Hoa cà phê
Hoa cà phê

Posted by Xuân Đức

Cà phê nguyên chất 100%

Cách phân biệt cà phê thật

Gần đây mình nhận đươc khá nhiều câu hỏi của khách hang là “Làm thế nào để phân biệt được cà phê thật và cà phê giả?”, cà phê thật tốt cho sức khỏe? Làm sao biết là cà phê ngon hay không ngon.

[divider]

Xem thêm: cách pha cà phê phin ngon hết ý, cách phân biệt cà phê thật

Tớ mới nói đùa rằng ra tiệm tạp hóa mua mấy lạng cà phê về đổ ra đĩa rồi soi, so sánh với cà phê của mình là biết liền hà. Cà phê thì thiếu gì, mô hình quán Cà phê nguyên chất mọc ra như nấm sau mưa, nào là: Milano, Napoli, Monaco…treo hình hạt cà phê to như nắm tay, đặt thêm cái cối xay, vài kg cà phê hạt chưng trong tủ kiếng ghi là: Robusta, Arabica, Moka, Culi…Nhìn kỹ thấy giống y chang nhau thật buồn cười. Uống thì cứ uống, nhìn thì cứ nhìn, 2 cái này chẳng liên quan gì nhau cả. Treo đầu dê, bán thịt chó đúng theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Mình đã có một thời gian sống ở Châu âu nên biết rõ cách thưởng thức cà phê ở bển, họ uống là để thưởng thức vị ngon của cà phê. Tỉ lệ pha ~ 10/1 có nghĩa là 30gr cà phê (~1/2 phin nhỏ bên mình) hòa với 300ml nước sôi. Sau đó rót ra ly, không đường sữa chi hết cứ thế thế uống nhấm nháp. Thử hỏi đậu nành rang + Tạp chất có dám pha kiểu này không? Đương nhiên là không rồi nên mới có chuyện cùng khối lượng cà phê như vậy mà quán cà phê bên nước mình chỉ cho ra được tý nước cà phê màu đen xịt, mặn chát và mùi cà phê hắc tới não. Để ly cà phê đá tan hết mà vẫn còn màu đen sì – Chất nhuộm vải tạo màu không phân tán đấy các bạn à, uống vài năm không ung thư thì tớ gọi là siu nhân hihi. Còn ngon hay không thì các bạn phải trải nghiệm, thưởng thức chứ không thể chỉ được rồi. Một vài thủ thuật nhỏ để giúp chúng ta có thể phân biệt được thật giả nhé:

  1. Khối lượng:

Hạt cà phê có một đặc điểm khác hẳn các loại hạt khác là khi rang lên đến 1 nhiệt độ nhất định sẽ nở lớn và thể tích tăng từ 1,5-2 lần và trọng lượng giảm từ 20-30%.

Cho nên, bột cà phê thật luôn luôn có khối lượng riêng thấp hơn bột các loại ngũ cốc khác và từ đó thể tích (hay khối lượng) của 1 kg bột cà phê luôn luôn lớn hơn thể tích của bột các loại ngũ cốc rang. Dựa vào đặc tính nầy bạn có thể phân biệt ngay từ lúc đầu, dù chưa cần phải mở bao bì ra. Nếu có điều kiện so sánh, bạn cầm trong tay trong 2 bịch 500g, bịch nào chứa cà phê, (hay chưa tỷ lệ bột cà phê nhiều) thì sẽ nhiều đầy hơn, to hơn, khối lượng bột chứa bên trong nhiều hơn nên chúng ta có cảm tưởng bịch cà phê nguyên chất nhẹ hơn.

purecafe.com.vn
purecafe.com.vn
  1. Độ xốp của bột cà phê

Nhìn theo cảm quan, bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp , tơi và rời. Bột của hạt ngũ cốc khác thường dính lại, ít tơi bong hơn. Nếu bạn có 1 bịch cà phê nguyên chất và một bịch cà phê giả, bạn mở 2 bịch ra, lấy 2 chén nước, múc 2 muỗng bột của 2 bịch đổ lên mặt nước. Bột cà phê nguyên chất xốp nhẹ, có khối lượng riêng thấp, nên có khuynh hướng nổi lên trên, còn bột của các hạt ngũ cốc khác có khối lượng riêng lớn hơn , nên chìm xuống nhanh hơn.

Ngoài ra, hạt cà phê rang rất giòn, có cấu trúc sợi cellulose đồng đều, dễ vỡ và vỡ đều trong cối xay, nên bột cà phê xay ra có độ xốp, mịn tương đối đồng đều. Trái lại các loại hạt đậu, bắp rang, khi xay bột độ mịn không đồng đều nên không có độ tơi xốp như bột cà phê nguyên chất.

  1. Độ ẩm của bột cà phê

Bột cà phê thật ít ngậm nước, đọ ẩm của hạt cà phê thật sau khi rang khá thấp. Bột các loại ngũ cốc khác thường giữ nước và có độ ẩm cao hơn. Hơn nữa, do hạt đậu và bắp không có mùi thơm, nên khi nhà sản xuất trộn các loại hạt này vào hạt cà phê chắc chắn sẽ làm 1 động tác kèm theo, đó là phun hóa chất, hương liệu cà phê tổng hợp, nhân tạo vào trước khi xay ra bột.

Do đó, bột cà phê pha tạp, không nguyên chất có vẻ ẩm ướt, thậm chí vón cục khi được tẩm nhiều caramen tạo màu, khác hẳn với bột cà phê thật rất khô và tơi xốp.

  1. Màu của bột cà phê

Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp…bột cà phê có màu nâu đậm. (Nếu hạt cà phê rang chưa đến nhiệt độ và thời gian nổ lần 1 thì bột có màu vàng sáng vị chua, và mùi nồng). Hạt bắp rang để độn vào cà phê thường có màu đen đậm. Vì thế trong nghề làm cà phê người ta đơn giản gọi bắp rang là “màu”.

Do thói quen người tiêu dùng đòi hỏi ly cà phê phải có màu đen, nên “màu” (bên cạnh caramen và cả chất tạo màu hóa học) được dùng để nhuộm ly cà phê. Mặt khác, hạt các đậu nành rang và xay ra bột có màu nâu đậm đục, ngã vàng đục, hoàn toàn không giống màu nâu đậm của bột cà phê thật. Nếu bạn nhìn thấy bột trong 1 bịch chứa có màu nâu đậm ngả vàng, thể tích nhỏ, nhưng cầm nặng tay là tỷ lệ đậu nhiều. Bột có màu đen thui thể tích cũng nhỏ là có trộn nhiều bắp.

  1. Mùi của bột cà phê

Nếu quen thuộc, bạn không khó để nhận ra mùi thơm rất dễ chịu, hấp dẫn và rất đặc trưng của bột cà phê thật. Nhiều người vẫn bị lầm lẫn và đánh giá cao mùi của hương liệu hóa học được tẩm vào đậu, bắp bởi vì họ ít có dịp ngửi mùi cà phê bột nguyên chất. Bắp và đậu nàng cũng có mùi hơi tanh, theo cảm quan, nếu tinh tế một chút, bạn có thể nhận thấy khi ngửi. Bột đậu nành có mùi gắt, hòa quyện với hương liệu bốc lên một mùi thơm nặng nề chứ không dịu dàng như mùi nguyên thủy của cà phê rang.

II. Phân biệt khi đang pha (nhận biết trạng thái của bột cà phê thật khi gặp nước sôi)

Đây là điểm mà bạn rất dễ dàng nhận biết để phân biệt chính xác cà phê nguyên chất với cà phê độn hay bột của các loại hạt ngũ cốc khác. Như đã nhận định, do hạt cà phê được cấu tạo bởi cấu trúc sợi celluose và chứa rất ít tinh bột, nên thuộc tính đặc biệt của bột cà phê rang là rất tơi xốp, và chứa nhiều khoang không khi bên trong do cấu trúc cao phân tử, các sợi cellulose bị bẻ gảy dưới tác động nhiệt trong quá trình rang …

Khi bạn chế nước sôi 100 độ C vào phin chứa cà phê thật, lập tức bột cà phê sẽ nở phồng lên, sủi bột mạnh, thậm chí tràn ra cả ngoài phin. Nếu sau khi cho vài muỗng bột (khoảng 20-25g) vào phin, bạn chế nước sôi vào mà thấy bột trong phin không nở phồng lên, trái lại còn bẹp xuống , lịm xuống và bốc mùi thơm thì bạn biết chắc chắn trong phin nầy có rất rất ít cà phê. Trái lại, trong loại bột nầy có tỷ lệ phần trăm rất nhiều bột của các loại hạt khác được tẩm hương liệu nhân tạo nồng độ cao.

Bột bắp, bột đậu rang khi gặp nước sôi trở nên dẻo, dính và xẹp xuống do các loại ngũ cốc luôn có chứa nhiều tinh bột. Trái lại cà phê được cấu tạo bởi các hợp chất cao phân tử cellulose, chứa rất ít tinh bột. Quá trình rang hạt cà phê nở lớn, bên trong tạo ra các khoang không khí, gặp nước sôi, không khí bên trong nở lớn, làm sủi bọt bột cà phê và khiến bột cà phê thật trào lên trong phin. Đây là một hiện tượng rất dễ nhận ra.

III. Phân biệt sau khi pha (nhận biết nước của ly cà phê thật)

  1. Màu của nước cà phê

Cà phê là một loại hạt khá kỳ lạ. Dù bạn rang nó đến nhiệt độ cao bao nhiêu, thời gian lâu bao nhiêu, và cháy gần thành than, rồi bạn xay ra bột và pha thành ly cà phê, thì màu nước của nó cũng không hề có màu đen thui, đen đục và đen đậm như thường nhìn thấy các ly cà phê ở phần lớn các quán.

Ly cà phê thật luôn có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách, một màu nâu rất trong trẻo. Để ra ánh nắng, nhìn ly cà phê đá có màu nâu sáng.

  1. Độ sánh của nước cà phê

Khi pha, nước của ly cà phê thật có độ sánh hầu như không đáng kể. Trái với cà phê độn, nước của bắp và đậu rang vốn chứa nhiều tinh bột nên sẽ rất sánh, sánh đến dẻo quẹo. Các bà nội trợ vẫn hay dùng bột bắp trong nhà bếp vì tính chất này. Một số người tiêu dùng còn tự hào rằng mình là người hiểu biết về cà phê, cho rằng, ly cà phê ngon thì nước trong ly cà phê phải kẹo kẹo, bám trên thành ly và phải “ôm đá” và viên đá trong ly cà phê phải có màu nâu do nước cà phê song sánh, dẻo kẹo bám lấy đá. Nhưng điều đó chính là bằng chứng cho thấy trong ly cà phê ấy chỉ có rất ít cà phê mà toàn đậu nành rang. Đậu nành rang chứa nhiều tinh bột hiển nhiên là rất “ôm đá”. Cà phê thật không sánh dẻo và không “ôm đá”.

  1. Mùi thơm của ly cà phê pha

Cà phê bột lẫn cà phê pha có một mùi thơm rất đặc trưng, rất quyến rũ. Tuy nhiên đây có thể là điểm bạn rất khó phân biệt nhất. Có thể nói bạn chỉ có thể phân biệt được mùi của ly cà phê nguyên chất với mùi của hương liệu hóa học khi bạn đã nhiều lần và thường xuyên uống cà phê nguyên chất. Nhiều loại cà phê bột điều đã được tẩm hương liệu. Hương thơm đích thực và nguyên thủy của cà phê không nồng nực, không thô bạo, không mạnh mẽ, nhưng dịu dàng, lưu luyến, thanh cao, tinh tế và sâu lắng, đôi lúc làm ngây ngất người yêu cà phê… Thật khó diễn tả, nhưng nếu quen với mùi cà phê nguyên chất bạn sẽ phát hiện ra mùi hóa chất tuy giả khá giống mùi cà phê nhưng vẫn là giả tạo, vẫn mang hương vị gay gắt, tuy mạnh mẽ, dai dẵng nhưng thô thiển và gây cảm giác nặng nề, không giống như mùi thanh cao của chính hạt cà phê đích thực…

  1. Vị của cà phê

Cà phê khi rang với thời gian đủ và đạt đến nhiệt độ thích hợp sẽ cho chúng ta ly cà phê có vị đắng thanh xen lẫn vị chua nhẹ nhàng, rất tinh tế do yếu tố của các thành phần acid ẩn chứa đằng sau của vị đắng trong hạt cà phê. Thật ra, các giống cà phê ngon nhất trên thế giới thuộc dòng Arabica, có giá trị thưởng thức và giá trị thương phẩm hàng đầu đều có hậu vị chua thanh rất quyến rũ hòa quyện tinh tế với vị đắng tự nhiên. Tuy nhiên, do nhận thức không đúng, do truyền thống và do thói quen không thích đáng, phần lớn người Việt không nghĩ rằng cà phê có vị chua. Thậm chí một số không chịu chấp nhận một thuộc tính cố hữu, tuyệt vời của cà phê hảo hạng, đó là vị chua thanh quyến rũ của nó. Để đáp ứng với yêu cầu và thị hiếu về khẩu vị trái ngược lại với thiên nhiên, với tự nhiên nầy của người tiêu dùng, một số nhà sản xuất đã cố gắng làm cho cà phê mất đi vị chua thanh vốn có của nó bằng cách tẩm vào bột cà phê các loại hóa chất tạo đắng có gốc kháng sinh. Hậu quả, ly cà phê thường có vị đắng nhân tạo, tiêu diệt hẳn vị chua thanh quyến rũ của cà phê. Bạn nên tránh xu hướng đi tìm và nghiện vị đắng không tự nhiên đó, vì nó sẽ phá hủy khẩu vị chân chính của bạn về mùi vị đích thực của cà phê. Nhiều người được phục vụ “cà phê đậu nành” nhiều ngày nhiều tháng nên đã quen với vị đậm lè của đậu nành rang, e rằng sẽ chê cà phê nguyên chất không đậm đà. Thật ra, cà phê nguyên chất rất đậm đà hương vị, nhưng do khẩu vị cà phê của chúng ta đã bị phá hủy dữ dội. Chính khẩu vị uống cà phê đậm đặc từ đậu rang của chúng ta cũng đã được huấn luyện và xây dựng từ nhiều chục năm nay. Điều đó cho thấy khẩu vị có thể được điều chỉnh. Nếu hiểu biết các thuộc tính của cà phê, bạn sẽ không khăng khăng đòi ly nước đen thui, đậm lè, đắng ngắt của bột đậu rang cháy khét tẩm đủ mọi loại hương liệu bốc mùi thơm nồng nực. Bạn sẽ tự chọn cho mình khẩu vị đúng.

      10. Bọt của cà phê:Bản thân nước pha cà phê khi đánh lên với đường cũng tạo ra 1 ít bọt màu nâu sáng trông rất đẹp. Nhưng có 1 số người tiêu dùng ngộ nhận và yêu cầu quá đáng về ly cà phê phải có bọt đẹp. Để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng hầu giữ khách và thu lợi nhuận, một số nhà sản xuất cho chất tẩy rửa bề mặt vào cà phê để tạo bọt. Vậy, bạn cũng cần biết cách phân biệt hai thứ bọt này. Nếu bọt mỏng tanh, có óng ánh màu cầu vồng, đánh lên đầy cả ly và rất lâu tan nhìn ly cà phê có vẻ khá đẹp thì chắc chắn đấy là bọt xà bông. Bọt cà phê tiêu biểu khá đồng đều về kích cỡ, đục hơn và trông “dày” hơn, nhưng mau xẹp xuống.

highlandcoffee.com.vn
highlandcoffee.com.vn

[facebook][tweet][Google][follow id="Username" ]

[feed url="http://highlandcoffee.com.vn/ca-phe-arabica/" number="3" ]

Tổng hợp và sưu tầm: Highlandcoffee.com.vn