Tag Archives: Sự khác biệt vùng miền

Cầu dừa

Con người miền Tây

Họ thích kết thân bạn bè để cùng nhau chè chén, ăn chơi xả láng, và cũng khá là ồn ào nhưng sẵn trong họ một cái gì đó mang nặng âm điệu sầu tư. Nên trong cuộc vui họ ham mê hát xướng, hát bội, hát cải lương, nhất là các âm điệu vọng cổ chứa chất sầu vọng. Đó là hai mặt trong tâm lý con người Nam Bộ.

[divider]

Xem thêm: Con người miền Trung, Đaklak quê hương tôi

Ca từ trong một số ca khúc thể hiện rất rõ điều này: Hành trình trên đất phù sa, Áo mới cà mau, Sao út nỡ vội lấy chồng, Trách ai vô tình, Câu hò điệu lý còn đây, Vọng cổ hoài lang, Ru lại câu hò, Vọng cổ buồn…

Vẻ đẹp mặn mà của con gái Bến Tre
Vẻ đẹp mặn mà của con gái Bến Tre

Như mọi người đều biết, vùng đất này trước khi có sự khai phá của những người dân đến từ miền Trung và một ít cư dân người Bắc thì vùng đất này chỉ là một vùng rừng rậm hoang vu, có thú dữ tràn đầy. Chính vì điều đó họ luôn lo sợ trước cảnh tượng rừng hoang cỏ rậm, đồng ruộng hoang vu này. Từ đó họ đã nương tựa vào nhau để sống, tất cả mọi người đều hết lòng vì việc nghĩa. Điều này đã hình thành nên tính cách “trọng nghĩa khinh tài” ở trong con người họ. Bởi họ ý thức được rằng: trước điều kiện thiên nhiên như vậy, nếu họ chia rẽ thì sẽ chết. Tinh thân đoàn kết, sống với nhau vì nghĩa không chỉ giúp họ sẻ chia công việc với nhau, để giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, ốm đau mà còn hỗ trợ lẫn nhau cùng chống lại những khắc nghiệt của thiên nhiên.

Dù nghèo đến đâu, khi có khách hay bạn bè đến chơi thì họ luôn tâm niệm rằng” nghèo thì nghèo, tiếp bạn chu đáo cái đã, tiền bạc có sá gì, nhân nghĩa mới là điều quan trọng”. Vì vậy, những ai không có nhân nghĩa thì cũng đừng hòng họ đáp lại bằng nhân nghĩa. Ngược lại, nếu sống có tình nghĩa thì khó khăn nào họ cũng chịu, gian khổ mấy họ vẫn sẵn sàng chấp nhận. Và một đặc điểm nữa đi liền với tính cách của người Miền Tây là: Họ nói một là một, hai là hai, không thay đổi, tình cảm luôn rõ ràng, dứt khoát, nếu đã hứa thì phải làm dù cho sự thay đổi có thể mang lại cho họ nhiều điều lợi nhưng họ vẫn”khăng khắng một lời quân tử nhất ngôn”.

Nói về chuyện tình yêu nam nữ, họ sống và thể hiện tình cảm cho nhau rất chân thành qua những lời lẽ mộc mạc. Thời xưa họ thường dùng những câu đối, những câu hò trên những cánh đồng xanh tốt để thể hiện tình cảm cho nhau.

Ví dụ: “Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú, Đất Rạch Giá vượn hú chim kêu, Quảng Chi nắng sớm mưa chiều”, lên voi xuống vịnh, hò ơ ơ…lên voi xuống vịnh cũng chèo thăm em”.

“Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngay, ai ăn rồi nhớ mãi miền Tây, ngồ ngộ ghê, gái miền Tây má hây hây”. Với làn da trắng nõn, nụ cười toả nắng và giọng nói ngọt ngào như mía lụi của các cô gái ở đây đã làm không biết bao chàng trai tìm được quê hương thứ hai của mình ở vùng đất tuyệt đẹp này. Chính điều này cũng đã góp phần tạo nên đa dạng hoá văn hoá vùng miền, bù đắp những phần còn thiếu của Họ, làm cho nó ngày càng trở nên đẹp hơn theo thời gian.

Con gái Cần Thơ nè - xinh hem?
Con gái Cần Thơ nè – xinh hem?

Một tính cách nổi bật nữa của những con người ở đây mà người ta thường nhắc đến là tính hiên ngang, dân gian thường gọi là tính “ ngang tàng”. “ Ngang tàng” ở đây không phải là ngang ngược, lỗ mãng mà “ ngang tàng” ở đây chính là tính nghĩa khí, chí khí hiên ngang. Họ đối đãi với nhau rất là điệu nghệ, sẵn sàng “ hy sinh bản thân” để sống cho việc nghĩa.

“Trời sinh cây cứng lá dai,

Gió lay mặc gió, chiều ai không chiều”.

Chính tính cách này giúp họ sống hòa thuận với nhau, cùng chung sức khai hoang lập ấp. Với sự nỗ lực đó, mảnh đất hoang vu thuở nào nay đã trù phú, rừng hoang đã rẫy, với những cánh đồng bát ngát xanh tươi. Thiên nhiên ngày càng đem đến cho con người ở đây nhiều nguồn lợi hơn. Từ đó họ càng thêm tự hào và yêu quý mảnh đất này hơn. Và họ còn thể hiện tình cảm cũng như tấm lòng của họ với đất nước với một phong cách rất riêng mang đậm bản tính của người Nam Bộ. Đó là lý do giải thích tại sao các câu ca dao, những bài hát Nam Bộ có nội dung về quê hương đất nước thường đề cập đến một vùng đất trù phú, một địa bàn khá rộng và nổi tiếng giàu có về những thứ sản vật nào đó:

“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm”.

Hay:

“ Bến Tre giàu mía Mỏ Cày,

Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cài Mơn.”

Hoặc một số ca khúc với ca từ rất ngọt ngào ví dụ như: Ngợi ca quê hương em, Về miền Tây…

Trên đây chỉ thể hiện một phần tính cách của con người Miền Tây nói riêng và Miền Nam nói chung. Nói đến tính cách con người của một vùng, một miền, một quốc gia nào đó là một điều tế nhị. Hơn nữa tinh cách con người lại rất phong phú và đa dạng, có thể sẽ thay đổi qua thời gian. Vì thế ta không thể phản ánh hết được tính cách của những con người ở đây mà chỉ qua cách nhìn nhận và những nhận xét khách quan của mọi người xung quanh ta, cũng như qua ca dao, tục ngữ, những bài hát mà nói lên tính cách chung của con người của từng vùng miền, để xem những người Nam Bộ nói về tính cách của người Nam Bộ ra sao.

Câu hò điệu lý còn đây – Dương Hông Loan trình bày.

 

Posted by Xuân Đức – Một người bạn thân thiết và đang cố gắng để gắn bó nhiều hơn với Miền Tây.

[facebook][tweet][Google][follow id="Username" ]

[feed url="http://highlandcoffee.com.vn/may-rang/" number="4" ]

Thương lắm miền Trung

Con người Miền Trung

Tùy nơi, sẽ có người này  người nọ (Nếu có người ngoài hành tình thì cũng vậy thôi =)). Từ Bắc đến Nam, Hải đảo hay miền núi xa xôi trên đất nước này cũng sẽ không khó để tìm thấy người Mẹ, người Cha tần tảo kiếm từng đồng bạc lẻ, chiu chắt dành dụm để mua cho con bộ đồ mới khi bước vào năm học hoặc để con có cái chưng diện với bạn bè trong ngày Tết hay đơn giản là mua thêm tí thức ăn cho con mình trong bữa cơm sum vầy cả gia đình.

[divider]

Xem thêm: Người miền Tây, Đaklak quê hương tôi

Hay người Chị, người Anh hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để các em có cuộc sống tốt hơn, tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng mức độ chịu khó cũng tùy chỗ, tùy vùng – Điều này có thể đúng.

Vào những dịp lễ lạt, cuối tuần hoặc cuối tháng (lãnh lương) mà đề nghị tăng ca cho kịp tiến độ sản xuất thì chủ yếu anh em người Miền Trung hoặc Miền Bắc tham gia còn miền Tây/miền Nam thì rất khó, nhiều hôm thứ 2 điểm danh còn sót mấy mạng do nhậu quá chén mệt quá sức không đi làm nổi. Ai đã từng đi làm đều nhận ra điều này, đặc biệt là vị trí quản lý thì càng phải biết rõ điều này để điều chỉnh nhân sự/kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp không để “rớt” vào dịp cuối tuần/cuối tháng…

Mảnh đất Việt Nam hình chữ S, từ chấm lưng Thanh Hóa đến tận mũi Cà Mau tạo thành một đường cong. Nhìn sơ qua bản đồ Việt Nam, nếu mường tượng đây là một người phụ nữ, đầu đội nón lá, đôi lưng gầy cong oằn đang khom khom gồng gánh 2 đầu thì Miền Bắc và Miền Nam giống như 2 thúng lúa, miền Trung là cái thân đòn gánh.

Lụt rồi mạ ơi!
Lụt rồi mạ ơi!

Là nơi gánh nặng nhiều đợt bão lũ thiên tai, là nơi nắng khô hạn mùa hè, là mưa to gió lớn bão lũ vào mùa đông. Sức nặng của thiên tai, hạn hán, lũ lụt, mùa màng thất bát, cái nóng lạnh, đói nghèo, cơ cực mà tấm lưng miền Trung hết năm này qua năm khác cong oằn để đỡ cho “người phụ nữ đội nón lá Việt Nam”.

Miền Tây, dù cái nghèo vẫn còn, nhưng khí trời không thuận lòng người, đói thì cũng có rau, cá, cây trái đầy vườn. Người miền Trung nếu không biết dành dụm, chắt chiu, gom góp thì chỉ cần một lần càn quét của bão, cả nhà hàng chục miệng ăn phải nhịn đói, chịu rét, chia sẻ nhau từng miếng cơm, manh áo nhỏ. Đói kém lúc nào cũng rình rập quanh năm nên buộc phải luôn tiết kiệm, tằn tiện để dành dụm.

Chính hoàn cảnh này đã tạo nên tính cách riêng của người con trai miền trung: tằn tiện, chịu khó và chất phác. Và do hòan cảnh khó khăn nên con người miền trung có tính đòan kết rất cao. Do đó mà vẫn thường có các hội của người miền trung. Ngoài ra, cũng chính cuộc sống khó khăn đã tạo cho người con trai miền trung 1 ý chí tìm mọi cách đi ra ngòai để học hỏi. Những người đi ra ngòai thường kết hợp khá tốt tính cách “nông dân” của họ với những cái mới ở bên ngòai tạo nên một sức mạnh mới của trai miền trung.

Thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo ra cho trai miền trung 1 chút lãnh mạn riêng, cộc cằn, lỳ lợm riêng!

Nhưng cũng chính điều này cũng đã tạo ra tính cách đặc biệt của người Miền Trung: Cần cù, chịu thương, chịu khó, hiếu học, tiết kiệm.

Không ít người miền Trung đã thành đạt, có tiếng tăm từ cái nhu cầu bứt phá. Sự gan lỳ, ý nghĩ chấp nhận, liều mình đã làm cho miền Trung tự lâu đời là cái nôi thành công của Lê Lợi, nơi sinh ra của kiêu binh thời Trịnh Nguyễn. Không phải ngẫu nhiên mà Bắc Trung bộ là nơi đến của vua Hàm Nghi. Càng không ngẫu nhiên miền Trung đã sinh ra những con người mà sự nghiệp của họ gắn liền với sự bất tử có thể nêu một vài tên tiêu biểu như: Lê Lợi, Nguyễn Công Trứ,  Nguyễn Hoàng, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Hồng Thái, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẩn, Võ Nguyễn Giáp, Hồ Chí Minh…

Đất miền Trung đã “phát minh” ra nhiều từ rất đặc thù ví dụ như: Huế có từ “chơ mấy” (Mua nhà hết vài trăm cây chớ mấy). Quảng Trị có từ “vẹ” (Tau vẹ mà mi không nghe). Nghệ Tĩnh có từ “phút mốt”(Chuyện nớ tau làm phút mốt. Một phút và một … giây?). Đà Nẵng, Quảng Nam có từ “nghe chưa”( Em kể…nghe chưa; em nói…nghe chưa…)… thể hiện cái Tôi ngạo mạn phải chăng đó là kết quả của sự kết hợp giữa tài năng với sự khốn cùng thì phải?

Thương lắm miền Trung
Thương lắm miền Trung

 

Posted by Xuân Đức – Một người con của Miền Trung !

[feed url="http://highlandcoffee.com.vn/ban-may-rang-ca-phe-cong-nghiep-hieu-suat-cao/" number="1" ]