Tag Archives: Ghép Cà phê

Cà phê ghép

Kỹ thuật ghép cà phê mới

Ở bài viết này chúng tôi xin được hướng dẫn bà con kỹ thuật ghép cà phê bậc cao mới được áp dụng gần đây với tỉ lệ chồi ghép sống sót sau khi ghép ổn định và thích ứng với cây mẹ nhanh chóng.

[divider]

Xem thêm: Cách làm lò sấy  cà phê đơn giản, cách chọn máy rang cà phê xịn với giá mềm

Kỹ thuật ghép cà phê đã được biết đến với nhiều ưu điểm vượt trội như: Cho năng suất trái cao, sâu bệnh ít, tỉ lệ trái chín đều vì giống cà phê được tuyển chọn bằng chồi ghép nên ta có thể lựa chọn đúng ý loại cà phê mình mong muốn.

Vị trí ghép chồi
Vị trí ghép chồi

Ví dụ như cây cà phê A xanh tốt, quanh năm sum suê nhưng hạt lác đác. Cho thấy cây cà phê A có bộ rễ khỏe mạnh, sức đề kháng tốt. Cây cà phê B thì cho trái nhiều, trái to nhưng bị còi cọc, xoắn lá quanh năm. Giải pháp là lấy chồi cây B, ghép vào ngọn hoặc chồi của cây A. Ta sẽ kết hợp được điểm mạnh của 2 cây lại làm 1.

 

Cà phê ghép
Cà phê ghép
Cà phê ghép
Cà phê ghép

Tuy nhiên, việc ghép chồi truyền thống thường có tỉ lệ đào thải cao tức là chồi sẽ bị chết sau một thời gian ghép, có thể vài ngày hoặc vài tuần hoặc sau một năm. Tại sao vậy?

Việc ghép cà phê đòi hỏi tính tỉ mỉ, cận thận từ khâu chọn chồi ghép, vị trí chồi của cây ghép cho đến chăm sóc cho chồi thích nghi với cây mẹ. Chúng ta có thể gom về các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị chồi ghép.

- Độ non của chồi ghép và chồi của cây mẹ phải tương đối bằng nhau, tốt nhất là chọn chồi có 2~3 cặp lá sẽ phù hợp.

Chọn chồi ghép
Chọn chồi ghép

Bước 2: Chuẩn bị túi ni lon đã rọc sẵn để băng bó vị trí ghép, dụng cụ che chắn nắng, mưa cho chồi ghép.

- Chồi non mới ghép sẽ bị thối nếu dính nước, nên lưu ý bao bọc bằng túi nilon để tránh sương hay nước mưa dính vào trước khi liền sẹo. Bên cạnh đó, cần có phương pháp che nắng phù hợp để bảo vệ chồi non tránh bị ánh sáng chiếu trực tiếp.

 

Cố định và băng bó vị trí nối
Cố định và băng bó vị trí nối
băng bó vết ghép
băng bó vết ghép
Che nước mưa hoặc nước sương
Che nước mưa hoặc nước sương

 

 

Vị trí ghép đã liền sẹo sau 1 năm
Vị trí ghép đã liền sẹo sau 1 năm
Cà phê ghép cho trái năng suất cao
Cà phê ghép cho trái năng suất cao

Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm thông tin về kỹ thuật ghép cà phê xin bà con vui lòng comment vào bài viết hoặc gởi  email theo địa chỉ:

Purecafe.com.vn@gmail.com

support@mayrangviet.com

Chúng tôi sẽ trả lời ngay khi có thể cho bà con, kính chúc bà con một mùa bội thu và thành công với kỹ thuật ghép cà phê mới.

Posted by Leo

[facebook][Google]

[feed url="http://highlandcoffee.com.vn/may-rang/" number="4" ]

purecafe.com.vn

Ghép Cà phê như thế nào cho đúng cách

Bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu đến bà con nông dân phương pháp ghép Cà phê như thế nào cho đúng cách.

Một số Bà con cũng đã ghe rất quen từ “Cà phê ghép” nhưng cụ thể như thế nào thì xin được trình bày như sau.

Cà phê ghép là hình thức lấy ngọn (hoặc chồi) của Cây cà phê này ghép vào ngọn (hoặc chồi) của cây Cà phê khác. Mục đích là để cải tạo giống Cà phê.

Ví dụ, bạn có một cây Cà phê rất sum suê cành lá, kháng bệnh tốt nhưng lại thưa trái. Chứng tỏ cây này có bộ rễ tốt. Người ta sẽ cắt ngang cây để kích thích lên chồi non, sau đó tìm một chồi Cà phê có kích thước tương đương và cho nhiều trái, năng suất cao và tiến hành ghép. Việc ghép chồi có mặt hạn chế là tỉ lệ sống tương đối thấp (chỉ khoảng 60%) nhưng chọn giống được như ý muốn và nhanh cho thu hoạch vì cây Cà phê đã có gốc với bộ rễ đã phát triễn hoàn chỉnh

Cà phê ghép

Hiệu quả ban đầu cho thấy, phương pháp ghép chồi cần thận trọng ở các khâu cưa gốc và kỹ thuật ghép chồi: chỉ chọn những cây có u ở thân để chồi phát triển, không nên cưa thân bằng phẳng hay lõm xuống mà mặt cưa phải có độ chênh hướng về phía mặt trời mọc và xoay lưng về phía mặt trời lặn để hạn chế việc nứt thân.

Chồi chọn để ghép không quá già hoặc quá non vì già thì ít nhựa, khó bám dính còn non thì dễ bị khô héo trong tuần đầu tiên. Chỉ nên để lại từ 2~3 cặp lá non, vát bớt diện tích lá sau đó gọt hình cây nêm dẹt và nhét vào khe hở đã chẻ sẵn, quấn nilon mỏng để cố định vị trí và bảo vệ vết thương.

Cuối cùng che chắn cẩn thận trong ít nhất 30 ngày đầu để liền sẹo và tránh nước hay ánh năng làm hỏng chồi ghép.

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Chi phí đầu tư theo phương pháp ghép cải tạo thấp hơn rất nhiều so với đầu tư cho cây cà phê truyền thống; chủ yếu sử dụng phân đạm; rút ngắn được thời gian chăm sóc; cây sớm cho thu hoạch hơn so với trồng cây mới… đó là những lợi thế của mô hình ghép chồi tái canh so với việc nhổ bỏ vườn cà phê cũ để trồng mới hoàn toàn. Với kiểu tái canh này, không nên cho cây ra trái hay thu hoạch ở năm đầu tiên vì như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ và chất lượng của cà phê.

Nếu sử dụng bài viết phải ghi rõ nguồn: highlandcoffee.com.vn