Tùy nơi, sẽ có người này người nọ (Nếu có người ngoài hành tình thì cũng vậy thôi =)). Từ Bắc đến Nam, Hải đảo hay miền núi xa xôi trên đất nước này cũng sẽ không khó để tìm thấy người Mẹ, người Cha tần tảo kiếm từng đồng bạc lẻ, chiu chắt dành dụm để mua cho con bộ đồ mới khi bước vào năm học hoặc để con có cái chưng diện với bạn bè trong ngày Tết hay đơn giản là mua thêm tí thức ăn cho con mình trong bữa cơm sum vầy cả gia đình.
[divider]
Xem thêm: Người miền Tây, Đaklak quê hương tôi
Hay người Chị, người Anh hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để các em có cuộc sống tốt hơn, tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng mức độ chịu khó cũng tùy chỗ, tùy vùng – Điều này có thể đúng.
Vào những dịp lễ lạt, cuối tuần hoặc cuối tháng (lãnh lương) mà đề nghị tăng ca cho kịp tiến độ sản xuất thì chủ yếu anh em người Miền Trung hoặc Miền Bắc tham gia còn miền Tây/miền Nam thì rất khó, nhiều hôm thứ 2 điểm danh còn sót mấy mạng do nhậu quá chén mệt quá sức không đi làm nổi. Ai đã từng đi làm đều nhận ra điều này, đặc biệt là vị trí quản lý thì càng phải biết rõ điều này để điều chỉnh nhân sự/kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp không để “rớt” vào dịp cuối tuần/cuối tháng…
Mảnh đất Việt Nam hình chữ S, từ chấm lưng Thanh Hóa đến tận mũi Cà Mau tạo thành một đường cong. Nhìn sơ qua bản đồ Việt Nam, nếu mường tượng đây là một người phụ nữ, đầu đội nón lá, đôi lưng gầy cong oằn đang khom khom gồng gánh 2 đầu thì Miền Bắc và Miền Nam giống như 2 thúng lúa, miền Trung là cái thân đòn gánh.
Là nơi gánh nặng nhiều đợt bão lũ thiên tai, là nơi nắng khô hạn mùa hè, là mưa to gió lớn bão lũ vào mùa đông. Sức nặng của thiên tai, hạn hán, lũ lụt, mùa màng thất bát, cái nóng lạnh, đói nghèo, cơ cực mà tấm lưng miền Trung hết năm này qua năm khác cong oằn để đỡ cho “người phụ nữ đội nón lá Việt Nam”.
Miền Tây, dù cái nghèo vẫn còn, nhưng khí trời không thuận lòng người, đói thì cũng có rau, cá, cây trái đầy vườn. Người miền Trung nếu không biết dành dụm, chắt chiu, gom góp thì chỉ cần một lần càn quét của bão, cả nhà hàng chục miệng ăn phải nhịn đói, chịu rét, chia sẻ nhau từng miếng cơm, manh áo nhỏ. Đói kém lúc nào cũng rình rập quanh năm nên buộc phải luôn tiết kiệm, tằn tiện để dành dụm.
Chính hoàn cảnh này đã tạo nên tính cách riêng của người con trai miền trung: tằn tiện, chịu khó và chất phác. Và do hòan cảnh khó khăn nên con người miền trung có tính đòan kết rất cao. Do đó mà vẫn thường có các hội của người miền trung. Ngoài ra, cũng chính cuộc sống khó khăn đã tạo cho người con trai miền trung 1 ý chí tìm mọi cách đi ra ngòai để học hỏi. Những người đi ra ngòai thường kết hợp khá tốt tính cách “nông dân” của họ với những cái mới ở bên ngòai tạo nên một sức mạnh mới của trai miền trung.
Thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo ra cho trai miền trung 1 chút lãnh mạn riêng, cộc cằn, lỳ lợm riêng!
Nhưng cũng chính điều này cũng đã tạo ra tính cách đặc biệt của người Miền Trung: Cần cù, chịu thương, chịu khó, hiếu học, tiết kiệm.
Không ít người miền Trung đã thành đạt, có tiếng tăm từ cái nhu cầu bứt phá. Sự gan lỳ, ý nghĩ chấp nhận, liều mình đã làm cho miền Trung tự lâu đời là cái nôi thành công của Lê Lợi, nơi sinh ra của kiêu binh thời Trịnh Nguyễn. Không phải ngẫu nhiên mà Bắc Trung bộ là nơi đến của vua Hàm Nghi. Càng không ngẫu nhiên miền Trung đã sinh ra những con người mà sự nghiệp của họ gắn liền với sự bất tử có thể nêu một vài tên tiêu biểu như: Lê Lợi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Hoàng, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Hồng Thái, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẩn, Võ Nguyễn Giáp, Hồ Chí Minh…
Đất miền Trung đã “phát minh” ra nhiều từ rất đặc thù ví dụ như: Huế có từ “chơ mấy” (Mua nhà hết vài trăm cây chớ mấy). Quảng Trị có từ “vẹ” (Tau vẹ mà mi không nghe). Nghệ Tĩnh có từ “phút mốt”(Chuyện nớ tau làm phút mốt. Một phút và một … giây?). Đà Nẵng, Quảng Nam có từ “nghe chưa”( Em kể…nghe chưa; em nói…nghe chưa…)… thể hiện cái Tôi ngạo mạn phải chăng đó là kết quả của sự kết hợp giữa tài năng với sự khốn cùng thì phải?
Posted by Xuân Đức – Một người con của Miền Trung !
[feed url="http://highlandcoffee.com.vn/ban-may-rang-ca-phe-cong-nghiep-hieu-suat-cao/" number="1" ]