- Tăng huyết áp
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ý, hoạt chất cafein có trong cà phê không chỉ có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, mà còn kích thích nhịp đập của tim, làm tăng huyết áp. Vì thế, không nên uống cà phê thường xuyên, nhất là những người có tiền sử bệnh cao huyết áp.
- Mất ngủ
Khi uống cà phê vào buổi tối, hoạt chất cafein sẽ tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn – nguyên nhân chính dẫn đến chứng khó ngủ, mất ngủ. Ngoài ra, cafein còn có tác dụng lợi tiểu, vì vậy, cần tránh uống cà phê vào ban đêm để không bị mất ngủ.
- Tăng cholesterol
Chất cafestol có trong cà phê khiến lượng cholesterol trong máu tăng lên. Cafestol có nhiều nhất trong các loại cà phê dạng “french press” (cà phê kiểu Pháp). Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan, nếu uống 5 tách cà phê Pháp mỗi ngày thì sau 4 tuần lượng cholesterol trong máu sẽ tăng từ 6-8%.
- Tăng sự phụ thuộc
Thường xuyên uống cà phê sẽ khiến cơ thể hình thành thói quen khó bỏ. Cafein trong cà phê không gây nghiện trầm trọng, nhưng chữa nghiện cà phê cũng sẽ trải qua giai đoạn khó chịu cùng với những lo âu, trầm cảm, có thể gây nhức đầu, mất ngủ, nôn mửa, run chân tay…
- Gây hại cho dạ dày và ảnh hưởng đến thai nhi
Cafein có tác dụng kích thích tiết acid dịch vị, vì vậy, nếu uống cà phê lúc đói sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày. Một số người chỉ uống cà phê vào buổi sáng mà không dùng điểm tâm, rất có hại cho sức khỏe. Dùng lâu dài, cafein còn gây táo bón và phụ nữ có thai có thể sinh con nhẹ cân, thậm chí sảy thai.
Sưu tầm và tổng hợp: Kim Oanh