Tuoi nhot cho rau muong

Dân Việt ăn cá urê, nhai rau dầu nhớt, uống chè phân lân

Dân Việt ăn cá urê, nhai rau dầu nhớt, uống chè phân lân

Rau muống “uống” nhớt thải

 

Tuoi nhot cho rau muong
Tuoi nhot cho rau muong

Thường thì, trồng rau muống chỉ cần 3 tuần là cho thu hoạch. Nhưng, nhìn những vựa rau xanh mơn mởn trên địa bàn phường Thạnh Xuân (quận 12, TP.HCM), không ai ngờ rằng lại được tưới một thứ phân bón lạ lùng: nhớt thải.

Chất lỏng này được mua ở tiệm sửa xe, về pha cùng nước rửa chén. Người dân múc dung dịch này bằng ca nhựa, đổ thẳng vào các luống rau.

 

Ướp cá bằng phân đạm cho tươi

Ure
Ure – Phân đạm

Lênh đênh trên biển cả tháng, thậm chí vài tháng mới về, vậy làm thế nào để tôm cá đánh bắt được có thể tươi lâu trong khi các nguyên liệu để ướp (đá cây) không có nhiều?

Từ nhiều năm nay, bà con ngư dân đã nghĩ ra một cách vô cùng dễ, đó là ướp cá bằng đạm u rê, vừa tiết kiệm chi phí vận tải, vừa giữ cá không bị vi khuẩn xâm nhập nên độ tươi lâu hơn.

Cách làm dễ cho bà con lại vô cùng độc hại với sức khỏe con người. Bởi, cá ướp cả tháng cùng với phân đạm đã “ngấm kỹ”, khi lên bờ, các đầu nậu “tráng” thêm một lớp đạm u-rê khác nên mức độ độc hại sẽ tăng thêm nhiều lần.

 

Không dễ để có thể phân biệt được đâu là cá sạch, đâu là cá ướp urê?

 

Trộn phân lân, xi măng, bùn… vào chè

Dân sấy chè gọi thông số chênh lệch giữa chè khô và chè tươi là tỷ lệ K. Thông thường, để có được một kg chè khô cần tới 4-5 kg chè tươi. Nhưng với “công nghệ bẩn” hiện tại, các lò sấy chè ở Hàm Yên chỉ cần chưa đầy 3kg chè tươi là đã “đủ đô” cho một kg chè khô. Ông Thắng cũng không ngần ngại khẳng định: “Chẳng có gì khó hiểu, dân sấy chè trong vùng sử dụng xi măng, phân bón trộn vào vừa tăng trọng lượng vừa “làm đẹp” cho chè. Tôi biết vì nhìn thấy trực tiếp họ làm và bản thân gia đình có con em làm công nhân của công ty này tiết lộ”.
Sự khác biệt của chè bẩn
Để chứng minh sản phẩm của công nghệ sản xuất chè bẩn bẩn đến mức nào, ông Thắng làm một thí nghiệm. Hai nhúm chè chừng 5g cho vào hai cốc khác nhau rồi đổ nước sôi vào pha. Cốc chè bẩn có nước đục như nước xi măng, đáy cốc đọng lại cặn có thể vón thành cục. Còn bã chè sờ bằng tay thấy sạn lổm nhổm, lật đi lật lại có màu đen sì như bị cháy. “Nhìn thế này có ai dám uống không”.

Chè Bắc bẩn
Chè Bắc bẩn

Cũng theo ông Thắng, chuyện làm chè bẩn ở đây bắt đầu từ những năm 2007, khi cơn sốt “chế biến” chè vàng với công thức “chè + bùn đất” đem lại lợi nhuận lớn cho các chủ cơ sở. Lâu dần thành lệ, cứ độ từ tháng 5 đến tháng 7, các chủ lò lại gom chè tươi chế biến thành chè bẩn kiếm lời. “Lời lãi thì kinh khủng lắm. Nếu đủ chè, đủ máy có thể giàu lên từ làm chè bẩn chứ chẳng chơi”.
Để chứng minh nhận định “lãi kinh khủng” của mình ông Thắng phân tích: Một tạ chè tươi có giá 300 ngàn, nếu không cho phụ gia vào mà sản xuất theo kiểu thông thường thì chỉ được chừng 18,5 kg chè khô. Lợi nhuận chỉ được khoảng 100 ngàn. Nếu làm đúng công nghệ sạch này thì có lẽ chẳng gia đình nào đầu tư máy móc làm gì. Trong khi đó, cũng một tạ chè tươi nếu cho thêm chất phụ gia vào như cách làm phổ biến hiện nay ở các chủ lò sấy sẽ chế được hơn 30 kg chè khô. Nhân với giá thị trường tầm 28 ngàn/kg sẽ được gần 800 ngàn, lãi ròng 500 ngàn nên chả trách dân cứ lao vào.

Cong nghe che bien che
Cong nghe che bien che

“Đầu vào” của công nghệ sản xuất chè bẩn cũng cực kỳ đơn giản. Một máy vò và trộn chè, một máy quay tổng cộng hết khoảng 5 triệu đồng đã được xem là đầy đủ. Mỗi bộ máy như thế có công suất tầm 2 tạ chè/ngày, có thể mang lại cho gia chủ khoản lãi lên đến 2 triệu đồng.
Vậy lượng chè bẩn này đi đâu? Ông Thắng bảo rằng ở Thái Hòa có một cơ sở chuyên thu gom tất cả các loại chè trong dân. Đó là cơ sở mà ông trưởng thôn Lũng Khê cứ thì thụt cảm ơn. Vào vụ chè như hiện nay, bình quân cứ hai ngày thì cơ sở này xuất đi Trung Quốc một xe chừng 20-25 tấn chè khô.

Vì hám lợi, người dân vùng chè Tuyên Quang cách đây 7-8 năm đã nghĩ ra cách làm “kinh khủng”, sẵn sàng cho các hợp chất như phân lân, bột đá, xi măng, bùn… vào chè theo đơn đặt hàng của các thương lái.

 

Thương lái đã “xui” họ, trong quá trình chế biến chè nên cho ít phân kali, xi măng để chè xanh mượt, muốn chè vàng thì cho ít bùn.

 

Thức ăn nuôi gà trộn bột nhuộm vải

 

Hóa chất nhuộm màu vàng da cho gà
Hóa chất nhuộm màu vàng da cho gà

“Chỉ cần hòa một chút bột bằng đầu ngón tay này vào nước sôi cho mau tan rồi để nguội cũng đủ biến hàng nghìn con gà thịt thành da vàng óng, nhìn rất bắt mắt”.

 

Cái chất mà ông chủ cửa hàng trên phố Hàng Hòm (Hà Nội), mời mọc còn được gọi là vàng ô – loại chất màu chuyên dùng làm ve quét tường trong xây dựng hoặc sử dụng để nhuộm màu vải. Chất này còn được công ty chăn nuôi sử dụng để pha trộn vào các loại thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm.

 

Những gói vàng ô và vàng sắt dễ dàng mua được trên phố Hàng Hòm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) – ảnh giadinh.net

Năm 2015, chất vàng ô gây xôn xao dư luận khi cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện, thu giữ hàng chục tấn vàng ô cất trong kho các công ty chăn nuôi, chứng tỏ nó đã được sử dụng từ lâu và thường xuyên.

 

Trong khi đó, đây là một loại chất cấm tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, dù liều lượng ở mức ít hay thậm chí là cực ít, bởi nó có tính chất cực độc, có khả năng gây ung thư cực cao ở động vật và đặc biệt là ở con người.

 

http://m.vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/285402/dan-viet-an-ca-ure-rau-dau-nhot-uong-che-phan-lan.html