Trước khi bắt đầu kể câu chuyện Lịch sử phát triển của cà phê Tây Nguyên chúng ta sẽ lướt sơ qua cội nguồn hạt Cà phê.
Bắt đầu từ vùng ETHIOPIA của Châu Phi vùng đất cà phê được khám phá tại Châu Phi tại Ethiopia vào thế kỷ 11, cây có hoa màu trắng với mùi hoa nhài và hạt màu đỏ ngọt như mít. Sau đó, những chiếc lá của cây đó được gọi là cây thần kỳ khi đun sôi trong nước và truyền miệng nhau có tính năng chữa bệnh. Khi sự nổi tiếng của nó lan rộng sang các vùng khác thì hành trình lịch sử dài qua từng thế kỷ của nó thực sự bắt đầu.
Kế đến là YEMEN, Cà phê nhanh chóng lan rộng đến Arabian Peninsula. Vào giữa thế kỷ 14, người dân Yemen đã biết cách tạo ra công thức chế tạo và thưởng thức cà phê như vùng ETHIOPIA, tuy nhiên Yemen là vùng đất đai trù phú màu mỡ với điều kiện khí hậu rất phù hợp để phát triển cây Cà Phê.
Rồi ISTANBUL (1555), VENICE (1615), MARSEILLES (1660), PARIS (1669), VIENNA (1683), LONDON (1637), HOLLAND (1699), GERMANY (1675), AMERICA (1696) cũng lần lượt tìm ra loại hạt kỳ diệu này.
Lịch sử của Cà phê Tây Nguyên, bắt đầu xuất hiện đầu tiên năm 1885 do người Pháp đưa vào canh tác (lúc này Việt Nam là thuộc địa của Pháp). Từ “cà phê” mà Việt Nam hay sử dụng cũng bắt nguồn từ “Café” trong tiếng Pháp.
Cuối thế kỷ XIX, Pháp đã lập rất nhiều đồn điền cà phê ở Việt Nam, bắt nguồn từ các tỉnh Hà Tình, Thanh Hóa, đến các tình miền Trung như Quảng Trị, Nghệ An,… Năm 1925, cây cà phê lần đầu tiên được trồng tại Tây Nguyên, và đến một số tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Phước,…
Hiện nay cây cà phê được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, đặc biệt là cà phê trồng ở Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc có hương vị thơm ngon đặc trưng nổi tiếng khắp thế giới. Cà phê cũng là một trong những sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 25% trong tổng giá trị xuất khẩu nông sản hàng năm.