Cà phê ngon thì đã ngon nhưng để pha được một tách cà phê phin mà bung tỏa được hết tinh túy trong nó thì chúng ta hãy thực hiện theo phương pháp sau nhé.
Trước khi pha bạn cần đảm bảo phin và tách được sạch sẽ, nên tráng qua nước sôi trước khi pha. Hãy sử dụng nước tinh khiết đun sôi ở nhiệt độ 95-100 độ C. Việc tráng phin cũng là để giảm lượng nhiệt mà phin hấp thụ, để khi pha thì cà phê sẽ nhận được lượng nhiệt đầy đủ hơn khiến cho ly cà phê vị đậm và thơm hơn.
sau đó cho ⅓ bột cà phê vào phin, (tỷ lệ cà phê là ⅓ và nước là ⅔).
Rồi dùng gạt ép cà phê vừa phải. Không quá chặt cũng không quá nhẹ.
Chế nước sôi vào nắp đậy của phin sau đó đặt đáy phin lên trên nắp, ở trên ta chế khoảng 20% nước chờ khoảng 15 – 30 giây cho đến khi cà phê ngấm hết nước. Quá trình này gọi là “ủ cà phê”.
Cuối cùng cho phin cà phê lên ly , rồi tiếp tục với 80% còn lại. Chờ cà phê rỏ xuống đến khi hết nước.
Khi cà phê rỏ xuống bạn hãy qua sát, cà phê nhỏ từng giọt xuống mỗi giây một giọt thì coi nhưn bạn đã thành công bước đầu. Khi cà phê chảy thành dòng thì do bạn đã chế ít cà phê hoặc ép cà phê không chặt.
Nếu bạn muốn thêm đường thì nên chọn đường phèn hoặc đường tán nhỏ, hạn chế sử dụng đường cát trắng vì sẽ không tận hưởng được vị thơm của đường.
Năm 2016 chiến lược của chúng tôi là “cung cấp cà phê sạch giá rẻ nhất thị trường” đến quý khách. Chúng tôi làm được điều đó vì có nguồn nguyên liệu sạch, cà phê nguyên chất 100%, quy trình rang tự động khép kín. Từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thiết bị máy móc đều do chúng tôi thiết kế, chế tạo nên không trải qua các khâu trung gian như những lò rang cà phê thông thường.
Giá tốt nhất vì chúng tôi có: nguồn nguyên liệu ổn định, máy móc thiết bị chế biến được đóng tại xưởng gia công cơ khí chính xác nên máy rang cà phê của chúng tôi hoạt động ổn định, tiết kiệm nhiên liệu, giữ được mùi hương cà phê tự nhiên.
Cà phê hạt rang chín thành phẩm chỉ còn: [highlight]73.520/kg[/highlight]
Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng, giá tốt nhất thị trường hiện nay. [highlight]Nếu nơi nào bán RẺ HƠN MÀ CHẨT LƯỢNG TƯƠNG ĐƯƠNG, chúng tôi sẽ giảm giá ngay lập tức 1/2 cho quý khách[/highlight]. Không phải lăn tăn, nói nhiều.
Việt Nam hiện tại đứng đầu thế giới về lượng xuất khẩu cà phê Robusta. Buôn Ma Thuột từ lâu đã được biết đến là thủ phủ của cà phê Robusta vì vùng đất này vốn dĩ được thiên nhiên ưu đãi cho chất đất đỏ Bazan đặc trưng là lớp đất thịt sâu, giữ nước cực kỳ tốt và hàm luượng chất dinh dưỡng trong đất cực kỳ cao nên không có gì ngạc nhiên nếu bạn tình cờ đi qua vùng đất tuyệt đẹp này sẽ thấy cây cà phê Robusta phát triễn xanh mướt phủ kín từng ngọn đồi. Vào mùa hoa cà phê nở càng trở nên đặc biệt hơn khi hàng chục xe tải lớn chở hàng ngàn thùng ong lấy mật xếp hàng dài trên từng nẻo đường tranh thủ thời kỳ này hút mật hoa cà phê.
Vì cây cà phê Robusta được sinh trưởng trong điều kiện tốt như vậy nên chất lượng hạt cũng trở nên vượt trội đã được bạn bè quốc tế công nhận từ lâu. Hiện tại bà con đã biết cách thu hoạch đúng hơn khi chờ trái chín mọng mới hái, phơi khô bằng nền xây chứ không phải sân đất như xưa. Hoặc ví dụ như bà con nông dân gần nhà mình đã bắt đầu tiếp cận công nghệ cà phê chế biến ướt, Honey Processing để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và bán được giá tốt hơn.
Nông trại của chúng tôi hiện tại phải hoàn thành mục tiêu chế biến cà phê SẠCH và hướng đến xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định đạt tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobleGAP trong 3 năm tới. Chúng tôi tự tin giới thiệu sản phẩm cà phê Robusta chất lượng cao, giá cả cạnh tranh đến các bạn.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã làm chủ công nghệ chế biến cà phê sạch từ khâu sơ chế đến thành phẩm. Tất cả các khâu bao gồm chế tạo máy rang cà phê được thực hiện tại xưởng cơ khí của chúng tôi. Sản phẩm máy rang cà phê phong phú về chủng loại (Rang củi, rang ga, rang điện) đa dạng về kích cỡ (1kg, 3 kg, 10 kg, 30 kg, 60 kg, 120kg và 150 kg), cơ cấu điều khiển tự động gần như hoàn toàn, an toàn tuyệt đối khi vận hành.
Khi dùng sản phẩm máy rang cà phê của chúng tôi, quý khách hoàn toàn yên tâm về độ an toàn. Kể cả khi cố tình làm sai (cố tình làm rò rỉ ga chẳng hạn) toàn bộ hệ thống sẽ tự động ngắt và khóa trong 10s.
Chúng tôi đã bắt gặp khá nhiều lần khách hàng thắc mắc là cà phê Culi là gì? vị của cà phê Culi so với cà phê Robusta như thế nào? Ngon hay không ngon. Để giải đáp những băn khoăn đó, xin hãy tham khảo thông tin của bài viết này để hiểu hơn về hạt cà phê Culi, một loại hạt đặc biệt của cà phê.
Cà phê Culi được chia làm 3 loại chính: Culi Robusta, Culi Arabica hoặc hỗn hợp Culi Robusta+Arabica. Culi không phải là một giống cà phê mà là loại hạt cà phê. Hạt cà phê Culihình thành do trong quá trình làm nhân (Một giai đoạn hình thành hạt cà phê) đã bị sâu, mọt hay vì lý do nào đó làm cho hạt bị tật nên chỉ có 1 nhân duy nhất mà thôi.
Theo tự nhiên trong trái cà phê sẽ có 2 nhân hình dáng tương đồng nhau nhưng vì chỉ có 1 nhân duy nhất nên toàn bộ dinh dưỡng được dồn lại, làm cho hạt cà phê Culi trở nên to khác thường và đương nhiên hàm lượng chất dinh dưỡng, cafein cũng cao hơn thông thường, mùi cũng nặng hơn (Robusta thì chát, đắng ngắt còn Arabica thì thơm nồng nàn hơn).
Trong quá trình rang hạt cà phê Culi cũng rất dễ vỡ vì vốn dĩ kết cấu đã chắc chắn cộng thêm thể tích của hạt nhân nở thêm khoảng 30% sau khi rang nên hạt thành phẩm trở nên dòn, dễ vỡ đặc biệt là khi đổ ra sàn làm nguội, hạt bị tác động lực của cánh khuấy, lưới sàn làm nguội.
Với kinh nghiệm làm cà phê trên 20 năm, chúng tôi am hiểu rõ bản chất của từng loại hạt cà phê, giống cà phê, cách chăm sóc cũng như thu hoạch bảo quản để tạo ra hạt cà phê thành phẩm chất lượng cao cấp nhất. hạt cà phê Culi được chúng tôi cung cấp ra là dòng to, tròn, đều kích thước được các lò rang gia công đánh giá cao về chất lượng ổn định, giá hợp lý.
Ở thời điểm hiện tại , chúng tôi cung cấp cà phê Culi rang thành phẩm với giá 105.000/kg (lấy tại kho Sài Gòn), vui lòng gọi số điện thoại 0989 464 379 hoặc 0904 464 379 để được báo giá chính xác tại thời điểm quý khách đặt hàng.
Công việc hiện tại của bạn quá nhàn rỗi nên nhàm chán? Bạn muốn kiếm thêm thu nhập trong thời gian rãnh rỗi? Bạn thích công việc kinh doanh mà chưa biết nên làm gì? hay bạn là sinh viên muốn làm thêm để trải nghiệm thực tế? Hãy tìm đến với chúng tôi.
Ai cũng có thể làm được, chúng tôi tự tin là như vậy vì thời gian làm việc linh hoạt.
Bạn là nội trợ, nhân viên văn phòng, công nhân, học sinh – Sinh viên, bạn chỉ có thể làm buổi tối, trưa, chiều….không thành vấn đề, bạn có thể làm vào bất cứ thời gian nào rãnh rỗi, chúng tôi chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc của bạn bằng doanh số bán hàng.
Bạn không có tí kiến thức gì về cà phê, bạn học kế toán, quản trị kinh doanh nên không biết kỹ thuật máy móc không thuyết phục khách hàng được: Đừng lo lắng, bạn chỉ cần nắm vài kiến thức cơ bản là được, nếu khách hàng hỏi sâu về kỹ thuật thì đã có nhân viên kỹ thuật giúp bạn.
Hãy liên lạc số điện thoại: 0989;464.379 hoặc 0904.464.379 để được tư vấn các khoản chiết khấu, thưởng.
Đúng mùng 1 Tết năm Bính Thân tự nhiên cảm xúc tràn trề, có lẽ mùi hương trầm ngày tết + không khí sum họp gia đình làm cho người ta cảm thấy nhớ về cội nguồn. Nhân tiện viết luôn bài về Lịch Sử cà phê Việt Nam chắc có liên quan.
Cà phêđã theo chân các giáo sĩ Pháp vào Việt Nam từ thế kỷ 19. Nhà máy chế biến cà phê đầu tiên là Nhà máy Cà phê Coronel do một nghiệp chủ người Pháp tên là Marcel Coronel
có vợ người Việt là bà Trần Thị Khánh, đã cho khởi công xây dựng Nhà máy Cà phê Coronel tại Khu Kỹ nghệ Biên Hòa với mục đích giảm thiểu chi phí vận chuyển cà phê về Pháp.
Nhà máy được thiết kế với công suất sản xuất 80 tấn cà phê hòa tan/năm, với toàn bộ các máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Đức, là nhà máy chế biến cà phê hòa tan đầu tiên trong toàn bộ khu vực các nước Đông Dương. Tuy nhiên, cho đến tận năm 1975, nhà máy vẫn chưa chạy thử thành công do máy móc, thiết bị không đồng bộ, lao động kỹ thuật tại Việt Nam còn thiếu và hoàn cảnh chiến tranh đang đến hồi ác liệt.
Chiến tranh Việt Nam đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất cà phê tại khu vực Buôn Ma Thuột, vùng cao nguyên tập trung trồng chủ yếu cây cà phê. Sau Giải phóng 1975, ngành cà phê cũng giống như các ngành nông nghiệp khác được quốc hữu hóa, hạn chế các doanh nghiệp tư nhân dẫn đến sản lượng cà phê thấp.
Sau tháng 4 năm 1975, Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam quốc hữu hóa Nhà máy Cà phê Coronel. Sau khi Việt Nam thống nhất, Nhà máy Cà phê Coronel được đổi tên thành Nhà máy Cà phê Biên Hòa và được giao cho Tổng cục Công nghệ Thực phẩm quản lý.
Sau khi tiếp nhận nhà máy, các kỹ sư Việt Nam đã tìm cách khắc phục sự thiếu đồng bộ và đưa vào vận hành thành công dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan. Tháng 4 năm 1977, mẻ cà phê hòa tan đầu tiên ra lò, đánh dấu cột mốc quan trọng: Việt Nam sản xuất thành công cà phê hòa tan.
Sau thời kỳ Đổi mới 1986, các doanh nghiệp cà phê tư nhân được thép thành lập lại dẫn đến sự phát triển ở ngành cà phê. Sự hợp tác giữa người trồng cà phê, các nhà sản xuất và chính quyền dẫn đến các sản phẩm cà phê có nhãn hiệu và sản phẩm xuất khẩu bán lẻ. Trong giai đoạn này có nhiều công ty mới thành lập liên quan đến sản xuất cà phê như Cà phê Trung Nguyên vào năm 1996 và cà phê Highlands Coffee vào năm 1998. Cả hai doanh nghiệp cà phê này tiếp tục tạo ra các nhãn hiệu lớn phân phối qua mạng lưới các cửa hàng cà phê. Vào những năm 1990, Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil, nhưng sản xuất chủ yếu tập trung vào loại cà phê robusta được xem là kém chất lượng hơn cà phê arabica do độ chát của nó. Những đổi mới của chính phủ gần đây cố gắng cải thiện chất lượng xuất khẩu cà phê trong đó có việc trồng cà phê arabica rộng rãi hơn, phát triển loại cà phê hỗn hợp và cà phê đặc biệt như cà phê chồn.
Khi nhắc đến những vùng đất trồng cà phê ở nước ta, trước hết phải kể đến các tỉnh Tây nguyên với các vùng trồng cà phê nổi tiếng như Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành (Lâm Đồng) và đặc biệt Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – vựa cà phê Robusta đứng đầu thế giới
Sản lượng cà phê Việt Namtăng dần qua gần 3 thập kỷ, hiện nay dao động trong khoảng 28 – 30 triệu bao trong khi xuất khẩu cũng tăng ổn định và hiện dao động trong khoảng 26 – 28 triệu bao, như vậy có khoảng 2 triệu bao được dùng cho nhu cầu rang xay nội địa (nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam trong niên vụ 2014/15 ước đạt 2,08 triệu bao tương đương 125.000 tấn)..
Dải đất Tây nguyên này hay còn gọi là Cao nguyêntrung phần, may mắn được tạo hóa ban cho đất đỏ bazan trù phú (2 triệu hécta, chiếm 60% đất bazan cả nước), có tính chất cơ lý tốt, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62-65%… Bên cạnh đó, các cao nguyên này lại có độ cao khoảng 500 – 600 m so với mực nước biển cùng khí hậu mát mẻ, mưa nhiều nên rất thích hợp với loại cà phê Robusta và một số loại cây công nghiệp khác
Đà Lạt từ lâu đã nổi tiếng có khí hậu mát mẻ, một số vùng như cao nguyên Lâm Hà có độ cao hơn 1500 mét so với mực nước biển. Được thiên nhiên ưu đãi nhiều điều kiện lý tưởng để cà phê Arabica có thể sinh trưởng tốt nhất, cho ra những mùi thơm quyến rũ nhất. Vùng Cầu Đất nổi tiếng với loại cà phê Moka mà chúng tôi đã có bài viết riêng cho loại này đã làm nên thương hiệu của Đà Lạt khi lọt vào chuỗi cung ứng của Stacbucks.
Trong những ngày gần đây, một tin vui đối với người làm cà phê Lâm Đồng vì là lần đầu tiên cà phê arabica của Đà Lạt được hãng Starbucks của Mỹ đưa vào chuỗi cửa hàng buôn bán cà phê nổi tiếng của hãng này.
Trước đó, Starbucks chỉ chọn 6 loại cà phê của 6 quốc gia cà phê nổi tiếng của thế giới để kinh doanh là Brazil, Colombia, Guatemala, Rwanda, Kenya và Indonesia. Như vậy, việc lần đầu tiên cà phê arabica của Việt Nam được xếp vào dòng sản phẩm cao cấp của thế giới quả xứng đáng là một tin vui.
Starbucks là hệ thống cà phê lớn nhất thế giới với hơn 21500 cửa hàng trên 56 quốc gia. Hy vọng là hãng này sẽ mở nhà máy chế biến ở Đà Lạt để cung cấp cho toàn thế giới.
Nếu bạn vào quán Starbuck trên khắp thế giới, hàng ngày có một loại cà phê được giới thiệu, giá rẻ (ở VN khoảng 50 nghìn, ly rất to, pha loãng kiểu Americano gọi là Coffee of the day, các bạn ghé gọi thử, uống không mất ngủ). Coffee of the day thường giới thiệu loại single-origin (tức cà phê nguyên chất) của Indonesia, của Kenya, của Rwanda, của Brazil, của Colombia, của Guatemala, và của Đà Lạt.
Cà phê moka Cầu Đất (Đà Lạt, Lâm Đồng) từng nổi tiếng ở Pháp hơn 100 năm trước với nhãn hiệu “Arabica du Tonkin”. Moka là dòng cà phê thuộc giống arabica được người Pháp đưa sang Việt Nam trồng ở Cầu Đất từ hơn trăm năm trước; và hiện nay, chỉ duy nhất Cầu Đấtlà nơi còn sót lại một vài vườn cà phê moka hiếm hoi.
Nói về cà phê arbica, trong 4 dòng chính trên thế giới, Việt Nam hiện đang trồng chủ yếu dòng catimo, cùng đó là dòng moka (rất hiếm ở Cầu Đất hiện nay). Trong 150.000ha cà phê hiện có của Lâm Đồng hiện nay, diện tích cà phê arabica (catimo) chiếm khoảng 10%, được trồng chủ yếu ở Đà Lạt và một vài vùng phụ cận. Đáng lưu ý, arabica của Lâm Đồng hiện đang được xếp vào vị trí số một của cả nước về chất lượng (sau arabica Cầu Đất của Lâm Đồng là arbica Quảng Trị và arbica Tây Bắc). Như vậy, Lâm Đồng là địa phương có ưu thế rất lớn so với các địa phương khác trong cả nước (mặc dầu về diện tích cà phê chỉ xếp vào hàng thứ hai, đứng sau Đắc Lắc) về cà phê arabia – dòng cà phê vừa được Starbucks chọn làm một trong 6 sản phẩm cao cấp đưa vào chuỗi kinh doanh.
Tuy nhiên, xét về “cục diện” cà phê toàn thế giới thì cà phê arabica của Việt Nam lại… không là gì cả, nhất là so với các quốc gia nổi tiếng cà phê arbica như Brazil, Indonesia… Lý do vì sao Starbucks chỉ chọn cà phê “arabica Đà Lạt” chứ không chọn “arabica Việt Nam” đưa vào kinh doanh phần nào là minh chứng cho nhận định “không là gì cả” này. Và, điều đáng quan tâm: Thế mạnh của arabica Đà Lạt mà dường như các quốc gia cà phê nổi tiếng trên thế giới (kể cả Brazil, Indonesia…) không có được đó là cà phê moka Cầu Đất.
Moka Cầu Đất được xem bà hoàng của các loại cà phê nhờ hương thơm quyến rũ và vị ngon quân bình, mượt-mà, lưu luyến cách đặc biệt của nó. Có điều khá đáng tiếc là nhiều hộ nông dân do tác động của kinh tế thị trường, chưa có đủ tâm huyết bảo tồn giống Arabica Bourbon nên khi thấy các giống Catimor có năng suất cao, dễ trồng, đem đến nhiều lợi nhuận kinh tế, đã trồng thế vào sau khi chặt bỏ khá nhiều cây Moka. Hiện nay, tuy có nhiều cố gắng khôi phục lại giống cà phê quí nầy, nhưng Moka vẫn còn rất hiếm, và do đó, giá cà phê nhân rất cao.
Dòng moka thuộc giống arabica được người Pháp đưa sang trồng tại Cầu Đất và chỉ duy nhất Cầu Đất từ hơn trăm năm trước bởi nguyên nhân đây là vùng đất hội đủ điều kiện để làm nên “thương hiệu” Arabica du Tonkin tại Pháp cũng từ hơn trăm năm trước.
Cà phê khi đang sống sẽ có mùi hăng, đặc biệt là cà phê thành phẩm của vụ mới. Để tạo ra thứ bột thơm nồng nàn quyến rũ như các bạn thưởng thức đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Rang xay cà phê là một trong những yếu tố quan trọng nhất đến hương vị cũng như chất lượng của hạt cà phê. Tùy thuộc vào khả năng, cảm nhận và kinh nghiệm của từng người rang, mà cà phê sẽ có mùi và hương vị khác.
Các giai đoạn rang cà phê, các chuyển biến hóa học âm thầm diễn ra mà chỉ có thợ rang cà phê mới có thể cảm nhận được qua: Thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác và khứu giác.
Theo như cách rang truyền thống bằng Gas hay rang củi thì rang cà phê từ nhiệt độ 180 đến 250 độ trong khoảng thời gian 25 đến 40 phút. Còn hiện nay, rang cà phê sử dụng máy móc công nghệ mới (Thổi hơi nóng nhiệt độ cao, tuần hoàn bên trong) làm cho cà phê chín cực kỳ nhanh thì thời gian chỉ còn khoảng 8 phút, rút ngắn thời gian rất nhiều. Tuy nhiên không được đánh giá cao về chất lượng vì hạt cà phê không đủ thời gian để hoàn thành chuyển biến bên trong. Sau khi rang hạt cà phê nở ra khoảng 40 đến 60% nhưng bù lại hạt cà phê mất 14 đến 23% trọng lượng. Trong quá trình rang, có rất nhiều phả ứng sinh học diễn ra, và kết quả là một loạt chất được hình thành như: dầu cà phê, hương cà phê, chất béo không no…v.v.. Để giữ được mùi hương của cà phê, sau khi rang xong, cần phải làm nguội thật nhanh, do đó bồn làm nguội của máy rang cà phê đóng vai trò then chốt việc tạo ra mùi hương thơm nồng nàn.
Mỗi loại hạt cà phê nguyên chất có một hương vị đặc sắc riêng, nó được hình thành từ các loại giống khác nhau và trên mỗi loại đất khí hậu khác nhau. Cho nên Người thợ rang phải biết nghe hạt cà phê nổ (Thính giác), ngửi được mùi cà phê được hình thành (khứu giác) và phải xác định được đúng màu cần thiết khi rang (Thị giác), nhai thử để cảm nhận độ béo (Vị giác). Do vậy người kỹ thuật cần phải biết điều chỉnh thời gian rang, nhiệt lượng cung cấp vừa đủ trong quá trình rang cho phù hợp với những loại cà phê và sản phẩm cần sử dụng.
Trong giai đoạn tăng từ đầu đến khoảng 100 độ C, Hạt cà phê ngậm nhiệt lien tục làm nóng dần hạt cà phê lên, nhằm làm bay hơi nước trong hạt cà phê, và hạt cà phê sẽ teo nhỏ lại (tuy có ít thay đổi về hình dáng, vì hạt cà phê được phơi khô và độ ẩm khoảng 14-16 độ). Giai đoạn này rất quan trọng, phải biết cách rang sao cho dòng khí nóng đối lưu nhiệt được tối đa, có nghĩa là các hạt cà phê phải đầy đủ nhiệt, không được hạt ít hạt nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình rang và chất lượng hương vị của cà phê sau này.
Khi nhiệt độ đạt khaongr 150 độ C – hạt cà phê chuyển sang màu vàng nhạt, nghe mùi hăng khó chịu (Tôi cảm thấy khó chịu). Trong giai đoạn này, quá trình hấp thu nhiệt và bốc hơi nước trong hạt cà phê vẫn diễn ra, và có sự thay đổi về thể tích hạt. Và giai đoạn này, mùi đặc trưng của hạt cà phê bắt đầu với mùi nồng của rơm khô và cỏ tươi hòa quyện vào nhau, rất là đặc trưng và kích thích khướu giác người dung. Và đây là giai đoạn chuẩn bị cho hạt cà phê nổ lần đầu tiên.
Giai đoạn nhiệt độ 180 độ C – hạt cà phê chuyển qua màu vàng đậm. Giai đoạn này hình dáng của hạt cà phê bắt đầu thay đổi, hạt chuyển sang màu vàng đậm và thể tích tăng lên 20 đến 30%. Bề mặt của hạt cà phê bắt đầu hiện lên những đường gân đầu mùa.
Giai đoạn nhiệt độ 200 độ C – hạt cà phê chuyển sang màu nâu nhạt. Lúc này thợ thăm cà phê phải tập trung cao độ, quan sát qua “mắt thần”, xăm cà phê lên hít hà, lên quan sát, lật tới lật lui, bẻ nát hạt cà phê ra xem…. Giai đoạn này, thể tích của hạt cà phê tăng lên đáng kể, và gần như muốn nổ tung ra. Mùi thơm chuyển qua mùi ngọt ngào như mùi mật ong, quyến rủ như dòng sữa và chocolate, pha chút hương vị của lúa chin ( mạch nha ). Tuy nhiên, giai đoạn này quá trình hóa học vẫn chưa hoàn tất, các phân tử và cấu trúc sợi của hạt cà phê vẫn chưa thể tách rời. Hạt cà phê trong giai đoạn này, đem xay thành bột để uống thì hương vị vẫn chưa tinh tế, có mùi nồng nồng hạt trái cây chưa chin hẳn.
Giai đoạn trên 200 độ C ( khoảng 210 độ C ) – hạt cà phê chuyển sang màu nâu.
Giai đoạn này đúng là sự thăng hoa của hạt cà phê, những tiếng nổ được phát ra nghe lách tách. Các thợ rang cà phê trước đây làm gì có máy rang cà phê hiện đại như bây giờ mà xem màu, họ chỉ nghe âm thanh qua cái trống quay kín mít sau đó đổ ra. Đã đổ ra làm nguội thì coi như xong, hết cơ hội làm lại. Đây cũng là giai đoạn mà các phản ứng hóa học đạt đến sự tinh luyện, qua nhiệt độ cao, bắt đầu đốt cháy các tinh thể đường trong hạt cà phê tạo ra màu nâu Caramen, mùi của mạch nha ngày càng quyến rủ. Quá trình tạo nên mùi thơm hơn và màu sắc đậm hơn được gọi là phản ứng Maillard.
Giai đoạn nhiệt độ 215 độ C – hạt cà phê ngưng nổ. Giai đoạn nổ đầu tiên là một phản ứng tỏa nhiệt. Sau 1 thời gian hấp thu nhiệt thì qua việc nở lớn đột ngột về thể tích, tăng lên đến khoảng 150%, trọng lượng giảm từ 10- 17 % và tạo ra hàng loạt tiếng nổ giòn tan rộn rã, nhiệt lượng bên trong hạt thoát ra
Giai đoạn nhiệt độ 220 độ C – hạt cà ngưng tiếng nổ lần một
Giai đoạn này, khói của hạt cà phê bắt đầu bốc nhiều hơn vì để thoát lượng khí Carbon Dioxide. Trọng lượng hạt càng ngày càng giảm xuống và bốc ra mùi hương của bánh nướng, mùi các loại hạt rang đặc trăng.
Giai đoạn 225 đến 235 độ C – Giai đoạn nổ lần hai. Giai đoạn này, hạt cà phê bắt đầu tiết ra nhiều chất dầu, bao quanh hạt cà phê, làm cho hạt cà phê sáng bóng hơn và như đang tẩm ướt gia vị. Thợ rang cà phê gọi là ép cho ra dầu. Bản chất cà phê là hạt thì đương nhiên phải có dầu, tuy nhiên hàm lượng rất ít, nếu ép ra thị hạt cà phê trông bắt mắt, thơm hơn tuy nhiên khi thưởng thức lại không ngon bằng cách rang cho ngậm dầu vì đó là cái tinh túy của cà phê, ép ra hết thì còn ngon sao được ạ.
Kết thúc cho giai đoạn thăng hoa này, hạt cà phê nhanh chống được làm nguội, tránh cho việc bay mất hương thơm quyến rủ và đậm đà vốn có của cà phê. Người thợ Việt sẽ còn biết cách pha chế, phối trộn các loại rượu thơm ngon khác nhau để tẩm vào hạt cà phê còn nóng vào lúc nầy, vì hiểu rằng dưới tác dụng nhiệt, các phân tử rượu sẽ nhanh chóng len lỏi vào cấu trúc phân tử của cà phê tạo thêm 1 phản ứng phụ sau rang, vừa làm giảm nhiệt nhanh chóng, và cung cấp thêm độ ẩm cho hạt cà phê (độ ẩm bảo quản (< 13 %) vì khi rang độ ẩm chỉ còn 0,5 %), vừa tạo ra phản ứng ester hóa có mùi thơm. cho ra sản phẩm độc đáo.
Tuy nhiên phải ướp rượu (đôi khi có bơ hay caramen) làm sao để cà phê thêm phần hấp dẫn, ngất ngây mà không đánh mất hương vị nguyên thủy tuyệt vời của chính hạt cà phê rang là một bí quyết.
Dân Việt ăn cá urê, nhai rau dầu nhớt, uống chè phân lân
Rau muống “uống” nhớt thải
Thường thì, trồng rau muống chỉ cần 3 tuần là cho thu hoạch. Nhưng, nhìn những vựa rau xanh mơn mởn trên địa bàn phường Thạnh Xuân (quận 12, TP.HCM), không ai ngờ rằng lại được tưới một thứ phân bón lạ lùng: nhớt thải.
Chất lỏng này được mua ở tiệm sửa xe, về pha cùng nước rửa chén. Người dân múc dung dịch này bằng ca nhựa, đổ thẳng vào các luống rau.
Ướp cá bằng phân đạm cho tươi
Lênh đênh trên biển cả tháng, thậm chí vài tháng mới về, vậy làm thế nào để tôm cá đánh bắt được có thể tươi lâu trong khi các nguyên liệu để ướp (đá cây) không có nhiều?
Từ nhiều năm nay, bà con ngư dân đã nghĩ ra một cách vô cùng dễ, đó là ướp cá bằng đạm u rê, vừa tiết kiệm chi phí vận tải, vừa giữ cá không bị vi khuẩn xâm nhập nên độ tươi lâu hơn.
Cách làm dễ cho bà con lại vô cùng độc hại với sức khỏe con người. Bởi, cá ướp cả tháng cùng với phân đạm đã “ngấm kỹ”, khi lên bờ, các đầu nậu “tráng” thêm một lớp đạm u-rê khác nên mức độ độc hại sẽ tăng thêm nhiều lần.
Không dễ để có thể phân biệt được đâu là cá sạch, đâu là cá ướp urê?
Trộn phân lân, xi măng, bùn… vào chè
Dân sấy chè gọi thông số chênh lệch giữa chè khô và chè tươi là tỷ lệ K. Thông thường, để có được một kg chè khô cần tới 4-5 kg chè tươi. Nhưng với “công nghệ bẩn” hiện tại, các lò sấy chè ở Hàm Yên chỉ cần chưa đầy 3kg chè tươi là đã “đủ đô” cho một kg chè khô. Ông Thắng cũng không ngần ngại khẳng định: “Chẳng có gì khó hiểu, dân sấy chè trong vùng sử dụng xi măng, phân bón trộn vào vừa tăng trọng lượng vừa “làm đẹp” cho chè. Tôi biết vì nhìn thấy trực tiếp họ làm và bản thân gia đình có con em làm công nhân của công ty này tiết lộ”.
Sự khác biệt của chè bẩn
Để chứng minh sản phẩm của công nghệ sản xuất chè bẩn bẩn đến mức nào, ông Thắng làm một thí nghiệm. Hai nhúm chè chừng 5g cho vào hai cốc khác nhau rồi đổ nước sôi vào pha. Cốc chè bẩn có nước đục như nước xi măng, đáy cốc đọng lại cặn có thể vón thành cục. Còn bã chè sờ bằng tay thấy sạn lổm nhổm, lật đi lật lại có màu đen sì như bị cháy. “Nhìn thế này có ai dám uống không”.
Cũng theo ông Thắng, chuyện làm chè bẩn ở đây bắt đầu từ những năm 2007, khi cơn sốt “chế biến” chè vàng với công thức “chè + bùn đất” đem lại lợi nhuận lớn cho các chủ cơ sở. Lâu dần thành lệ, cứ độ từ tháng 5 đến tháng 7, các chủ lò lại gom chè tươi chế biến thành chè bẩn kiếm lời. “Lời lãi thì kinh khủng lắm. Nếu đủ chè, đủ máy có thể giàu lên từ làm chè bẩn chứ chẳng chơi”.
Để chứng minh nhận định “lãi kinh khủng” của mình ông Thắng phân tích: Một tạ chè tươi có giá 300 ngàn, nếu không cho phụ gia vào mà sản xuất theo kiểu thông thường thì chỉ được chừng 18,5 kg chè khô. Lợi nhuận chỉ được khoảng 100 ngàn. Nếu làm đúng công nghệ sạch này thì có lẽ chẳng gia đình nào đầu tư máy móc làm gì. Trong khi đó, cũng một tạ chè tươi nếu cho thêm chất phụ gia vào như cách làm phổ biến hiện nay ở các chủ lò sấy sẽ chế được hơn 30 kg chè khô. Nhân với giá thị trường tầm 28 ngàn/kg sẽ được gần 800 ngàn, lãi ròng 500 ngàn nên chả trách dân cứ lao vào.
“Đầu vào” của công nghệ sản xuất chè bẩn cũng cực kỳ đơn giản. Một máy vò và trộn chè, một máy quay tổng cộng hết khoảng 5 triệu đồng đã được xem là đầy đủ. Mỗi bộ máy như thế có công suất tầm 2 tạ chè/ngày, có thể mang lại cho gia chủ khoản lãi lên đến 2 triệu đồng.
Vậy lượng chè bẩn này đi đâu? Ông Thắng bảo rằng ở Thái Hòa có một cơ sở chuyên thu gom tất cả các loại chè trong dân. Đó là cơ sở mà ông trưởng thôn Lũng Khê cứ thì thụt cảm ơn. Vào vụ chè như hiện nay, bình quân cứ hai ngày thì cơ sở này xuất đi Trung Quốc một xe chừng 20-25 tấn chè khô.
Vì hám lợi, người dân vùng chè Tuyên Quang cách đây 7-8 năm đã nghĩ ra cách làm “kinh khủng”, sẵn sàng cho các hợp chất như phân lân, bột đá, xi măng, bùn… vào chè theo đơn đặt hàng của các thương lái.
Thương lái đã “xui” họ, trong quá trình chế biến chè nên cho ít phân kali, xi măng để chè xanh mượt, muốn chè vàng thì cho ít bùn.
Thức ăn nuôi gà trộn bột nhuộm vải
“Chỉ cần hòa một chút bột bằng đầu ngón tay này vào nước sôi cho mau tan rồi để nguội cũng đủ biến hàng nghìn con gà thịt thành da vàng óng, nhìn rất bắt mắt”.
Cái chất mà ông chủ cửa hàng trên phố Hàng Hòm (Hà Nội), mời mọc còn được gọi là vàng ô – loại chất màu chuyên dùng làm ve quét tường trong xây dựng hoặc sử dụng để nhuộm màu vải. Chất này còn được công ty chăn nuôi sử dụng để pha trộn vào các loại thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm.
Những gói vàng ô và vàng sắt dễ dàng mua được trên phố Hàng Hòm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) – ảnh giadinh.net
Năm 2015, chất vàng ô gây xôn xao dư luận khi cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện, thu giữ hàng chục tấn vàng ô cất trong kho các công ty chăn nuôi, chứng tỏ nó đã được sử dụng từ lâu và thường xuyên.
Trong khi đó, đây là một loại chất cấm tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, dù liều lượng ở mức ít hay thậm chí là cực ít, bởi nó có tính chất cực độc, có khả năng gây ung thư cực cao ở động vật và đặc biệt là ở con người.
Cà phê giả, Cà phê vỉa hè, take away chưa khi nào phát triển thịnh hành hơn bây giờ. Từ đường lớn: Trường Chinh, Cộng Hòa, Âu Cơ, trải dài xuống Lý Thường Kiệt, 3/2, Âu Cơ, Lạc Long Quân…cho đến các con hẻm nhỏ trong từ khu phố, ngách trong khu dân cư nơi nào cũng nở rộ mô hình cà phê rang xay tại chỗ hoặc trên vỉa hè kê vài ghế mủ bán cà phê pha tại chỗ. Một điều ít ai để ý là pha tại chỗ nhưng pha bằng bột gì hay cà phê, chỉ thấy nước màu đen và có vị đắng, mùi cà phê?
Nhiều bài báo đã phanh phui các công ty/cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn. Nó gây tổn hại đến sức khỏe, kinh tế của người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng dần mất lòng tin vào chính sản phẩm của người Việt mình.
Đừng chết dần trong chờ đợi – trước hết phải tự cứu lấy mình. Hãy là những “nhà tiêu dùng thông thái” – trang bị cho mình thật nhiều kiến thức, dùng những sản phẩm sạch, an toàn để cứu lấy sức khỏe của chúng ta, của con cháu chúng ta.
Nếu bạn nào ghiền cà phê, muốn biết cà phê sạch thực sự như thế nào thì xin hãy làm theo những bước chúng tôi hướng dẫn sau đây để phân biệt dễ dàng và chính xác nhất.
+ Quán cà phê rang, xay tại chỗ: Họ sẽ chưng một ít cà phê hạt gọi là tượng trưng mà thôi (Một số chỗ uy tín sẽ thực sự bán cà phê hạt xay), bạn chỉ cần quan sát thật kỹ các dòng chữ: Robusta, Arabica, Culi, Moka có dán bên ngoài. Nếu các loại hạt này có hình dáng tương tự nhau là sai vì bản chất hạt Culi là một nhân nên sẽ mập, tròn hơn. Hạt Arabica dẹt và to hơn hạt Robusta.
Bước tiếp theo là bạn hãy yêu cầu nhân viên xay cho bạn 1 ít cà phê mang về loại xxx nào đó mà có dán trong cái hũ vì bạn thích chẳng hạn. Hãy đứng ở đó trong lúc họ xay bạn nhé, để xem họ có thực sự xay cà phê hay không hay nói: “Bên em có sẵn cà phê bột loại giống vậy thôi” thì bạn nên tạm biệt quán đó được rồi.
Một cách khác đơn giản hơn là bạn quan sát họng xả cối xay cà phê có dính bụi, dính tơ nhện hay không? Vì cối xay sử dụng không thể xảy ra chuyện này được.
+ Cà phê mang đi, take away: Nước cà phê có màu đen (Cà phê đá), nước cà phê sánh và có hiện tượng ôm lấy viên đá là cà phê giả, không có loại cà phê nào làm được điều đó.
Ly cà phê mà để tan hết đá bị chia làm 2 màu rõ rệt, màu đen chìm xuống dưới và nước nổi lên trên là cà phê giả, tạo màu bởi thuốc nhuộm vải nên vô cùng độc hại cho sức khỏe.