Thị phần cà phê trên thế giới

Lịch sử cà phê Việt Nam

Đúng mùng 1 Tết năm Bính Thân tự nhiên cảm xúc tràn trề, có lẽ mùi hương trầm ngày tết + không khí sum họp gia đình làm cho người ta cảm thấy nhớ về cội nguồn. Nhân tiện viết luôn bài về Lịch Sử cà phê Việt Nam chắc có liên quan.

[divider]

Xem thêm: Cung cấp cà phê hạt, cung cấp máy rang cà phê, cung cấp cối xay ca phê

Cà phê đã theo chân các giáo sĩ Pháp vào Việt Nam từ thế kỷ 19. Nhà máy chế biến cà phê đầu tiên là Nhà máy Cà phê Coronel do một nghiệp chủ người Pháp tên là Marcel Coronel

có vợ người Việt là bà Trần Thị Khánh, đã cho khởi công xây dựng Nhà máy Cà phê Coronel tại Khu Kỹ nghệ Biên Hòa với mục đích giảm thiểu chi phí vận chuyển cà phê về Pháp.

Nhà máy được thiết kế với công suất sản xuất 80 tấn cà phê hòa tan/năm, với toàn bộ các máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Đức, là nhà máy chế biến cà phê hòa tan đầu tiên trong toàn bộ khu vực các nước Đông Dương. Tuy nhiên, cho đến tận năm 1975, nhà máy vẫn chưa chạy thử thành công do máy móc, thiết bị không đồng bộ, lao động kỹ thuật tại Việt Nam còn thiếu và hoàn cảnh chiến tranh đang đến hồi ác liệt.

Chiến tranh Việt Nam đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất cà phê tại khu vực Buôn Ma Thuột, vùng cao nguyên tập trung trồng chủ yếu cây cà phê. Sau Giải phóng 1975, ngành cà phê cũng giống như các ngành nông nghiệp khác được quốc hữu hóa, hạn chế các doanh nghiệp tư nhân dẫn đến sản lượng cà phê thấp.

Sau tháng 4 năm 1975, Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam quốc hữu hóa Nhà máy Cà phê Coronel. Sau khi Việt Nam thống nhất, Nhà máy Cà phê Coronel được đổi tên thành Nhà máy Cà phê Biên Hòa và được giao cho Tổng cục Công nghệ Thực phẩm quản lý.

Sau khi tiếp nhận nhà máy, các kỹ sư Việt Nam đã tìm cách khắc phục sự thiếu đồng bộ và đưa vào vận hành thành công dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan. Tháng 4 năm 1977, mẻ cà phê hòa tan đầu tiên ra lò, đánh dấu cột mốc quan trọng: Việt Nam sản xuất thành công cà phê hòa tan.

Sau thời kỳ Đổi mới 1986, các doanh nghiệp cà phê tư nhân được thép thành lập lại dẫn đến sự phát triển ở ngành cà phê. Sự hợp tác giữa người trồng cà phê, các nhà sản xuất và chính quyền dẫn đến các sản phẩm cà phê có nhãn hiệu và sản phẩm xuất khẩu bán lẻ. Trong giai đoạn này có nhiều công ty mới thành lập liên quan đến sản xuất cà phê như Cà phê Trung Nguyên vào năm 1996 và cà phê Highlands Coffee vào năm 1998. Cả hai doanh nghiệp cà phê này tiếp tục tạo ra các nhãn hiệu lớn phân phối qua mạng lưới các cửa hàng cà phê. Vào những năm 1990, Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil, nhưng sản xuất chủ yếu tập trung vào loại cà phê robusta được xem là kém chất lượng hơn cà phê arabica do độ chát của nó. Những đổi mới của chính phủ gần đây cố gắng cải thiện chất lượng xuất khẩu cà phê trong đó có việc trồng cà phê arabica rộng rãi hơn, phát triển loại cà phê hỗn hợp và cà phê đặc biệt như cà phê chồn.

Khi nhắc đến những vùng đất trồng cà phê ở nước ta, trước hết phải kể đến các tỉnh Tây nguyên với các vùng trồng cà phê nổi tiếng như Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành (Lâm Đồng) và đặc biệt Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – vựa cà phê Robusta đứng đầu thế giới

Sản lượng cà phê Việt Nam tăng dần qua gần 3 thập kỷ, hiện nay dao động trong khoảng 28 – 30 triệu bao trong khi xuất khẩu cũng tăng ổn định và hiện dao động trong khoảng 26 – 28 triệu bao, như vậy có khoảng 2 triệu bao được dùng cho nhu cầu rang xay nội địa (nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam trong niên vụ 2014/15 ước đạt 2,08 triệu bao tương đương 125.000 tấn)..

 

Biểu đồ xk cà phê
Biểu đồ xk cà phê
SL ca phe viet theo tg
Sản lượng cà phê Việt Nam

Dải đất Tây nguyên này hay còn gọi là Cao nguyên trung phần, may mắn được tạo hóa ban cho đất đỏ bazan trù phú (2 triệu hécta, chiếm 60% đất bazan cả nước), có tính chất cơ lý tốt, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62-65%… Bên cạnh đó, các cao nguyên này lại có độ cao khoảng 500 – 600 m so với mực nước biển cùng khí hậu mát mẻ, mưa nhiều nên rất thích hợp với loại cà phê Robusta và một số loại cây công nghiệp khác

Thị phần cà phê trên thế giới
Thị phần cà phê trên thế giới

Đà Lạt từ lâu đã nổi tiếng có khí hậu mát mẻ, một số vùng như cao nguyên Lâm Hà có độ cao hơn 1500 mét so với mực nước biển. Được thiên nhiên ưu đãi  nhiều điều kiện lý tưởng để cà phê Arabica có thể sinh trưởng tốt nhất, cho ra những mùi thơm quyến rũ nhất. Vùng Cầu Đất nổi tiếng với loại cà phê Moka mà chúng tôi đã có bài viết riêng cho loại này đã làm nên thương hiệu của Đà Lạt khi lọt vào chuỗi cung ứng của Stacbucks.

Moka Cầu Đất đã lọt vào chuỗi cung ứng của Stackbucks
Moka Cầu Đất đã lọt vào chuỗi cung ứng của Stackbucks
Lâm Hà
Lâm Hà